您现在的位置是:NEWS > Ngoại Hạng Anh
Nghề ăn cưới thuê trở lại Hàn Quốc
NEWS2025-02-05 02:12:10【Ngoại Hạng Anh】5人已围观
简介Kim (29 tuổi) là giáo viên dạy trường luyện thi sẽ kết hôn trong tháng 10. Nhưng trước ngày trọng đạảnh thần bàiảnh thần bài、、
Kim (29 tuổi) là giáo viên dạy trường luyện thi sẽ kết hôn trong tháng 10. Nhưng trước ngày trọng đại,ềăncướithuêtrởlạiHànQuốảnh thần bài một vấn đề lớn nảy sinh: Ngay cả khi tất cả bạn bè của Kim tham dự đám cưới, cô sợ sẽ không có đủ phù dâu, khách nữ để khiến những bức ảnh cưới sinh động hơn, theo Chosun Ilbo.
Suy nghĩ khiến Kim trăn trở nhiều đêm và cuối cùng cô đã đăng một quảng cáo trên website cô dâu để tìm kiếm khách nữ.
Chỉ sau 2 ngày, hàng chục phụ nữ đã đăng ký bên dưới bài đăng. Hầu hết trong số này cũng sắp tổ chức hôn lễ và có chung nỗi lo giống Kim.
Cuối cùng, Kim chọn được 5 người trong số này. Cô dâu 29 tuổi nói: "Tôi định trả tiền thuê người lạ đóng giả làm bạn bè, nhưng sau khi gặp những phụ nữ sắp kết hôn, tôi có ý tưởng hay hơn. Chúng tôi có thể trao đổi thông tin, trò chuyện về những gì mình đang trải qua và giúp đỡ lẫn nhau".
"Tôi sẽ nói với chồng sắp cưới và gia đình anh ấy rằng 5 người này là bạn tôi quen khi đi làm thêm ở trường đại học", cô nói thêm.
Một cặp vợ chồng dự đám cưới tập thể ở Gyeonggi (Hàn Quốc) vào năm 2020. Ảnh: Reuters. |
Thuê phù dâu, khách dự đám cưới
Kim chắc chắn không phải là người duy nhất có ý định thuê người đóng giả khách mời trong đám cưới của chính mình.
Thực tế, xu hướng này đã phổ biến từ trước đại dịch ở Hàn và giờ đây đang quay lại khi cuộc sống "bình thường mới" bắt đầu.
Trên các trang web dành cho cô dâu, không khó để bắt gặp những bài đăng thuê khách mời, phù dâu, phù rể. Những quảng cáo này thường thu hút hàng chục câu trả lời ngay lập tức.
Ngay cả đơn vị chuyên tổ chức tiệc đám cưới cũng mở thêm dịch vụ cung cấp khách mời cho cô dâu, chú rể.
Dịch vụ cho thuê khách, phù dâu phổ biến ở Hàn Quốc. Ảnh minh họa: Brenda Babcock. |
Ngoài việc thuê khách mời, giống như trường hợp của Kim, các nhóm 5-6 cô dâu xa lạ thường kết nối với nhau qua mạng xã hội để tìm kiếm sự giúp đỡ qua lại.
Thay vì trả tiền công, họ thay phiên tham dự đám cưới của nhau và đóng vai những người bạn cũ.
Những người này thường gặp gỡ vài lần trước hôn lễ như cùng nhau đi thử váy cưới, chụp ảnh cưới để việc vào vai bạn thân trở nên suôn sẻ hơn.
Xu hướng này đang phát triển bởi nhiều phụ nữ không thoải mái khi thuê người lạ làm phù dâu, khách mời. Một người phụ nữ 30 tuổi tình nguyện tham dự đám cưới của một người phụ nữ khác nói: "Tôi không hoàn toàn lừa đối hay phải giả vờ quen biết cô dâu vì thực tế chúng tôi đã gặp nhau trước đám cưới và không sợ bị bại lộ".
Tuy nhiên, không phải ai cũng tin tưởng những người bạn mới. Để tránh việc "khách mời" đột ngột vắng mặt, nhiều cô dâu, chú rể đã yêu cầu người được thuê đặt cọc 100.000-300.000 won. Số tiền này sẽ được trả lại sau buổi lễ.
Không muốn lép vế
Một trong những lý do chính khiến các cô dâu, chú rể phải chi tiền thuê khách mời là vì họ muốn mình trở nên nổi tiếng, nhiều bạn bè, có quan hệ rộng trong mắt người khác.
Tại Hàn Quốc, dịch vụ cho thuê khách dự đám cưới xuất hiện từ đầu những năm 2000. Có hàng trăm đơn vị tổ chức đám cưới và diễn đàn Internet cung cấp cho cô dâu và chú rể những "diễn viên quần chúng" tham dự hôn lễ.
Một số thậm chí còn cho thuê cả "cha mẹ giả" hoặc "họ hàng xa" nếu khách hàng yêu cầu.
Lee Mi-young, đại diện công ty tổ chức đám cưới Hagaek Friends từng nói với The Korea Timesrằng lý do chính mà mọi người tìm kiếm khách giả là vì họ có quá ít bạn bè, thiếu các mối quan hệ cá nhân.
"Mọi người không muốn trông như thể họ không có mối quan hệ thân thiết với bạn bè. Ngoài ra, cô dâu/chú rể tìm kiếm khách giả để cân bằng số lượng khách của hai bên gia đình. Vì số lượng khách thể hiện quyền lực, địa vị của gia đình nên không ai muốn yếu thế so với người kia".
Cô dâu Hàn Quốc trong một đám cưới tập thể vào đầu năm 2020. Ảnh: Reuters. |
Trong dịch, ngành dịch vụ này khá ảm đạm vì các cuộc tụ họp, đám cưới đông đúc bị cấm. Nhưng việc kinh doanh đang dần khởi sắc khi Hàn Quốc bước vào giai đoạn "bình thường mới".
Giới hạn về số lượng khách dự đám cưới đã được nới lỏng kể từ giữa tháng 10. Theo quy định cũ, số khách tối đa dự đám cưới là 49 người hoặc 99 người nếu không tổ chức tiệc ăn uống. Hiện, một đám cưới ở Hàn được phép mời 250 khách.
Người điều hành một công ty tổ chức tiệc cưới ở Seoul cho biết: "Số cuộc gọi đề nghị tìm kiếm khách dự đám cưới chúng tôi nhận được đã tăng gấp 2 lần kể từ khi Chính phủ thông báo nới lỏng các quy định phòng dịch vào ngày 15/10".
"Trước đây, mỗi đám cưới chỉ yêu cầu khoảng 5-9 khách giả, nhưng bây giờ mọi người tìm kiếm hơn 20 người", người này nói thêm.
Các khách mời giả phải đảm bảo tiêm phòng đầy đủ vì đám cưới vẫn bị giới hạn dưới 50 người nếu khách chưa tiêm chủng.
"Hầu như không có yêu cầu bổ sung nào kể từ tháng 4 năm ngoái, nhưng chúng tôi đã bị quá tải bởi các cuộc gọi từ cuối tuần trước. Có vẻ như tình hình kinh doanh đã được khôi phục về mức trước đại dịch", nhân viên của một đơn vị tổ chức sự kiện khác cho hay.
Theo Zing
Bố mẹ ly hôn, cậu bé 9 tuổi không ai nuôi, đêm ngủ trên nóc ô tô
Khi được hỏi, cậu bé 9 tuổi khóc và nói rằng, cậu đã sống lang thang ngoài đường nửa tháng nay.
很赞哦!(7)
相关文章
- Choáng với Audi R8 mạ vàng óng ả
- Soi kèo phạt góc Pohang Steelers vs Incheon United, 17h30 ngày 27/9: Chống trả vất vả
- Soi kèo góc Valencia vs Osasuna, 00h00 ngày 25/9
- Nhận định, soi kèo Al Hilal vs Al
- Đại tiệc xe đua của nhà Ferrari
- Nhận định, soi kèo Pakhtakor vs Al Ain, 21h00 ngày 3/12: Khó cho cửa trên
- MC Lê Anh: 'Sự bất lệ thuộc của sinh viên tạo nên áp lực cho người thầy'
- Soi kèo phạt góc Pohang Steelers vs Incheon United, 17h30 ngày 27/9: Chống trả vất vả
- Tận mắt 'siêu môtô' tiền tỷ của BMW trên đường phố Hà Nội
- Diễn viên 'Hành trình công lý' lên tiếng khi vai diễn bị chỉ trích hỗn láo
热门文章
站长推荐
">BMW thưởng xe đầy vàng và hỗ trợ lệ phí trước bạ
Nhận định, soi kèo Shanghai Shenhua vs Ulsan Hyundai, 19h00 ngày 4/12: Rực rỡ sân nhà
Nhận định, soi kèo Pakhtakor vs Al Ain, 21h00 ngày 3/12: Khó cho cửa trên
Nhạc sĩ Võ Thiện Thanh đến ủng hộ Võ Việt Phương làm đêm nhạc thiện nguyện
- Một trong những cách các nhà phát triển hệ điều hành cố gắng bảo vệ các bí mật trong máy tính là nhắc nhở người dùng, ngay trên bàn phím. Bằng cách cho người dùng lựa chọn giữa "cho phép" và "từ chối" khi một chương trình nào đó muốn truy cập vào các dữ liệu hoặc chức năng nhạy cảm, hệ điều hành có thể tạo ra một chốt chặn để ngăn các malware trong khi vẫn cho phép các ứng dụng hợp lệ đi qua.
Nhưng cựu nhân viên NSA và hacker trên MacOS, Patrick Wardle đã dành ra cả năm ngoái để khám phá một vấn đề rắc rối: Nếu một malware có thể tiếp cận và click vào nút "cho phép" giống như con người thì điều gì sẽ xảy ra?
Tại hội nghị hacker DefCon vào Chủ nhật vừa qua ở Las Vegas, Wardle dự định trình diễn một loạt các cuộc tấn công tự động nhắm các phiên bản MacOS được phát hành từ 2017 cho đến nay. Các cuộc tấn công này có thể tạo ra các cú click chuột giả nhằm giúp malware vượt qua lời nhắc cho phép trên thiết bị.
Kết quả của điều này là malware đó, khi lọt được vào trong máy tính, có thể vượt qua các lớp bảo mật để truy cập vào những dữ liệu nhạy cảm như vị trí người dùng, ăn trộm danh sách liên lạc, hoặc thậm chí chui vào nhân kernel, phần lõi sâu nhất của hệ điều hành, để kiểm soát hoàn toàn máy tính.
"Giao diện người dùng là điểm duy nhất gây ra thất bại." Wardle, hiện là nhà nghiên cứu bảo mật cho Digita Security cho biết. "Nếu bạn có cách để giả mạo tương tác với những cảnh báo này, bạn sẽ có một phương pháp mạnh mẽ và tự nhiên để vượt qua được tất cả các cơ chế bảo mật."
Một điều cần lưu ý rằng, các cuộc tấn công của Wardle không cho biết cách thức để đưa malware này vào máy tính, chúng chỉ cho thấy cách malware này vượt qua các lớp bảo mật trên một máy tính đã bị nhiễm malware. Nhưng Wardle cho rằng, chúng có thể là các công cụ mạnh mẽ để những kẻ tấn công tinh vi âm thầm ăn trộm nhiều thông tin hơn, hoặc giành quyền kiểm soát hoàn toàn máy tính đã bị xâm nhập.
Những cú click chuột vô hình
MacOS có một tính năng cho phép một số chương trình, như AppleScript, tạo ra "các cú click giả" – các click chuột do máy tính, chứ không phải tay người tạo ra – giúp thực thi các công cụ tự động hóa và là công cụ hữu ích cho người khuyết tật. Tuy nhiên, nó được lập trình để chặn click vào nút "cho phép" trên một số lời nhắc nhạy cảm.
Nhưng Wardle đã rất ngạc nhiên khi phát hiện ra rằng MacOS không chặn tính năng này đối với những lời nhắc cho những việc như trích xuất danh sách liên lạc người dùng, truy cập ứng dụng lịch, hay đọc kinh độ và vĩ độ của máy tính, xác định qua mạng lưới Wi-Fi. Đoạn code độc hại thử nghiệm của anh có thể click qua các lời nhắc một cách dễ dàng như con người.
Trước đó, Wardle còn phát hiện ra rằng, malware cũng có thể sử dụng một tính năng ẩn trên MacOS có tên gọi "phím bấm chuột" (mouse key) – cho phép người dùng thao tác con trỏ chuột bằng bàn phím – để thực hiện các cú click giả nhằm vượt qua những lời nhắc bảo mật.
Tại hội nghị SyScan vào cuối tháng Ba vừa qua ở Singapore, Wardle còn cho thấy Apple không chặn chức năng này khi nó được điều khiển để click vào lời nhắc "cho phép" khi truy cập vào các dữ liệu nhạy cảm như keychain của MacOS chứa mật khẩu người dùng, và cài đặt các phần mở rộng trong kernel hệ điều hành, để có thể thêm code vào phần mạnh mẽ nhất trong MacOS.
Sau đó Apple đã vá lại cách thức hack của Wardle. Nhưng khi anh tiến hành thử nghiệm bản vá đó, anh lại phát hiện ra một lỗi còn lạ hơn. Cú click giả bao gồm cả câu lệnh "xuống" và "lên", tương đương với click chuột và sau đó thả ra. Nhưng khi Wardle vô tình copy paste nhầm một dòng code, nó sẽ thực hiện hai lệnh "xuống" "xuống".
Và khi anh chạy đoạn code đó, hệ điều hành sẽ dịch câu lệnh "xuống" thứ hai thành "lên". Vì vậy, cú click chuột "xuống-xuống" này đã không bị chặn khi click vào lời nhắc "cho phép" để cài đặt phần mở rộng của nhân kernel.
Sự thờ ơ của Apple
Wardle thừa nhận rằng, mình đã không thông báo cho Apple các chi tiết về nghiên cứu của mình trước hội nghị DefCon. Nhưng anh cũng cho rằng, sau khi nhận được cảnh báo của anh, nhẽ ra công ty không nên để lại các lỗ hổng ngớ ngẩn, và có thể khai thác như vậy. "Tôi đã báo cáo về hàng tấn lỗi cho họ, và dường như không có thay đổi đáng kể nào diễn ra cả." Wardle cho biết. "Vậy hãy thử cách khác."
Tất nhiên, việc click chuột giả này vẫn sẽ hiện ra cho người dùng, do vậy nạn nhân có thể phát hiện ra sự hiện diện của malware trong máy tính. Nhưng Wardle chỉ ra rằng, malware có thể đợi các dấu hiệu của việc người dùng rời khỏi máy tính, sau đó mới kích hoạt và click giả để vượt qua các lời nhắc trong MacOS. Nó thậm chí còn có thể làm mờ màn hình trong những khoảnh khắc đó, để lời nhắc không hiện ra dưới mắt người dùng.
Dù các cuộc tấn công click giả này không mang lại việc truy cập ngay lập tức vào một máy Mac, nhưng với một số hacker, chúng lại là công cụ nguy hiểm.
Hơn nữa, Wardle cho rằng, sự cố này lặp lại vấn đề về khả năng bảo mật của Apple đối với MacOS, từ lỗ hổng cho phép bất kỳ ai giành quyền truy cập ưu tiên chỉ bằng cách gõ chữ "root" vào phần username, cho đến việc phần mềm file hệ thống của Apple tiết lộ mật khẩu người dùng khi ai đó yêu cầu gợi ý mật khẩu.
"Chúng ta đang thấy các lỗ hổng thực sự đang bị đánh giá thấp vẫn tiếp tục hiện ra." Wardle cho biết. "Lỗ hổng này dù rất đáng xấu hổ, nhưng nó cũng rất mạnh mẽ. Nó có thể lầm tôi vừa cười vừa khóc cùng lúc."
Theo GenK
">'Click vô hình'
Nhận định, soi kèo Araz Nakhchivan vs Energetik, 19h00 ngày 3/12: Bất ngờ?
'Vàng Anh' Minh Hương đóng công an trong phim mới của đạo diễn 'Quỳnh búp bê'
MC Mạnh Cường VTV chia sẻ quy tắc ngầm trong hôn nhân với vợ cùng nghề