14 đội học sinh, sinh viên FPT sắp đua tài lập trình nhanh sản phẩm ứng dụng IoT
Là cuộc thi lập trình dành cho học sinh,độihọcsinhsinhviênFPTsắpđuatàilậptrìnhnhanhsảnphẩmứngdụtrận đấu cúp liên đoàn anh sinh viên được Tổ chức Giáo dục FPT (FPT Education) tổ chức lần đầu tiên, FPT Edu Hackathon 2018 có đề thi là Mạng lưới kết nối vạn vật (IoT). Cuộc thi này nhằm mục đích khuyến khích tính sáng tạo, khả năng ứng dụng công nghệ giải bài toán thực tiễn của học sinh, sinh viên. FPT Edu Hackathon mùa đầu tiên dành cho các học sinh, sinh viên của các đơn vị trong hệ thống giáo dục FPT, gồm Đại học FPT, Đại học Greenwich, Đại học trực tuyến FUNiX, FPT Aptech, FPT Arena, FPT Jetking, BTEC, FPT Polytechnic, FPT School.
PT Edu Hackathon 2018 được tổ chức theo mô hình Hackathon đã trở nên nổi tiếng trên thế giới. Theo Ban tổ chức, đặc trưng thú vị nhất của FPT Edu Hackathon 2018 là cuộc thi thách thức các thí sinh phát triển một sản phẩm công nghệ trong thời gian ngắn, cạnh tranh về tốc độ, độ sáng tạo và tính hoàn thiện của ứng dụng. Sản phẩm cuối cùng đem ra tranh tài chính là ứng dụng được đội thi phát triển trong 48 giờ đồng hồ “marathon” không nghỉ. Thí sinh có thể chuẩn bị ý tưởng hoặc bản thiết kế trước nhưng toàn bộ khâu lập trình phải được thực hiện trong thời gian cuộc thi diễn ra.
Trải qua các vòng trương và sơ loại, Ban tổ chức đã chọn được 14 đội tuyển học sinh, sinh viên lọt vào vòng chung kết cuộc thi FPT Edu Hackathon mùa đầu tiên, gồm 7 đội bảng A và 7 đội bảng B. Cụ thể, ở Bảng A, 7 đội thi giành quyền dự vòng chung kết gồm: bộ tứ CodeFight, OLAF (FUNiX); TabeAso, Camtains, Vteam (Đại học FPT - Hà Nội); KHQ (Đại học FPT - TP.HCM); và CoderGang đến từ Đại học FPT - Cần Thơ. 7 đội bảng B tham dự vòng chung kết là: TQT, 0x0, Bionic - Smatech, Jet Lùn (Viện Đào tạo quốc tế FPT - Hà Nội); QTL Team, SHS (Cao đẳng thực hành FPT Polytechnic TP.HCM) cùng đội tuyển học sinh duy nhất dự vòng chung kết - Boys without Smartphones của FPT School.