Ô tô Trung Quốc dư thừa công suất, nguy cơ đổ bộ các thị trường mới nổi
Xuất khẩu xe điện của Trung Quốc liên tiếp sụt giảm
TheÔtôTrungQuốcdưthừacôngsuấtnguycơđổbộcácthịtrườngmớinổla liga 1o Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Trung Quốc, sản lượng xuất khẩu ô tô các loại tháng 6 đạt tốc độ tăng trưởng rất khiêm tốn, chỉ tăng 0,7% so với tháng trước (ước đạt 572.000 xe)
Tuy nhiên, nếu so với cùng kỳ năm ngoái, tổng sản lượng ô tô xuất khẩu của Trung Quốc trong tháng 6 vẫn tăng khá 26,9%. Kết quả này có được nhờ nhu cầu lớn từ thị trường Nga và Mexico.
Tính riêng xe ô tô điện, tình hình xuất khẩu của Trung Quốc lại sụt giảm. Tháng 6 là tháng thứ ba liên tiếp sản lượng xe điện Trung Quốc xuất khẩu đi các nước có chiều hướng đi xuống. Cụ thể, chỉ có 86.000 xe điện Trung Quốc được xuất khẩu trong tháng 6, giảm 13,2% so với tháng trước. Như vậy, xuất khẩu xe điện ước chỉ chiếm 15% tổng sản lượng xuất khẩu xe ô tô nói chung của Trung Quốc.
Bù lại, doanh số bán xe tại thị trường nội địa Trung Quốc lại tăng mạnh. Lũy kế 6 tháng đầu năm, thị trường nước này tiêu thụ tới 11,25 triệu xe, tăng 1,4% so với cùng kỳ năm ngoái.
Trong đó, xe điện bán tại thị trường nội địa tăng đột biến. Trong 6 tháng đầu năm 2024, doanh số xe điện bán tại Trung Quốc đạt con số 4,33 triệu xe, tăng tới 35,1% so với cùng kỳ năm 2023,
Sự tăng trưởng này có được là nhờ chính sách mạnh tay hỗ trợ sản xuất, bán lẻ và mua sắm ô tô điện của Chính phủ Trung Quốc đối với cả doanh nghiệp và người dân. Qua đó, thị trường ô tô Trung Quốc được thúc đẩy mạnh mẽ chuyển đổi hành vi tiêu dùng của người dân, từ mua sắm, sử dụng xe động cơ đốt trong (ICE) sang xe điện (BEV).
Mặc dù vậy, tốc độ tăng trưởng doanh số bán xe điện 6 tháng qua vẫn chậm hơn so với tốc độ tăng của nửa đầu năm ngoái. Doanh số xe điện 6 tháng đầu năm 2023 tăng 44,1 % so với cùng kỳ năm 2022.
Ngành công nghiệp xe điện của Trung Quốc đang chịu áp lực từ Ủy ban châu Âu (EC) khi tổ chức này đã công bố mức thuế bổ sung đối với hàng hóa nhập khẩu được cho là hưởng lợi từ trợ cấp nhà nước "không công bằng" của Bắc Kinh. Các mức thuế bổ sung áp dụng cho xe điện sản xuất tại Trung Quốc vào châu Âu tạm thời bị ấn định lên tới 37,6%, có hiệu lực từ ngày 4/7 vừa qua.
Trước đó, mối đe dọa về việc tăng mạnh thuế quan dường như đã có tác động không nhỏ đến tình hình xuất khẩu xe điện của Trung Quốc, khiến ngay cả khi các hàng rào thuế quan chưa có hiệu lực thì xuất khẩu xe điện của nước này cũng đã sụt giảm từ tháng 3. Đặc biệt, từ tháng 3 năm nay, Liên minh châu Âu (EU) cũng đã có động thái siết chặt quản lý khai báo hải quan để có thể áp dụng quy định hiệu lực hồi tố.
Dư thừa công suất, xe giá rẻ tràn sang các nước
Hiện, Trung Quốc cũng phải đối mặt với triển vọng bi quan về sức mua của thị trường trong nước trong bối cảnh khủng hoảng bất động sản kéo dài, khả năng phục hồi kinh tế chậm chạp và dân số suy giảm.
Xuất khẩu vẫn đóng vai trò quan trọng trong tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc, đặc biệt là đối với các nhóm ngành công nghiệp. Điều này khiến Bắc Kinh bất đồng quan điểm với phương Tây và các nền kinh tế khác trước làn sóng xuất khẩu ồ ạt các hàng hóa giá rẻ của Trung Quốc xâm nhập thị trường bên ngoài.
Các cuộc đàm phán của Trung Quốc với Ủy ban châu Âu về việc áp dụng thuế bổ sung cho xe điện trong 5 năm vẫn đang diễn ra trước khi quyết định cuối cùng sẽ được ban hành vào tháng 10.
Trung Quốc đã tuyên bố sẽ trả đũa với việc dọa điều tra và khởi kiện việc nhập khẩu rượu mạnh và thịt lợn từ châu Âu vì lý do chống bán phá giá.
Các nhà phân tích cho biết cuộc chiến thương mại leo thang đang gây ra trở ngại và có thể thúc đẩy các nhà sản xuất ô tô Trung Quốc đa dạng hóa thị trường xuất khẩu của họ.
Theo Fitch Ratings, mức thuế chống trợ cấp cao vừa mới được đưa ra có thể làm suy yếu triển vọng tăng trưởng của các nhà sản xuất ô tô Trung Quốc tại EU, dẫn tới giảm khả năng cạnh tranh do giá bán cao hơn.
Fitch cho biết các nhà sản xuất ô tô Trung Quốc có thể tăng đầu tư vào các thị trường thay thế như Brazil, Thái Lan, Israel, Úc và Malaysia.
Các chuyên gia cũng dự báo về một rủi ro khác: Sự chuyển dịch mạnh mẽ sang xe điện của người tiêu dùng Trung Quốc dẫn đến tình trạng dư thừa năng lực sản xuất xe động cơ đốt trong (ICE). Điều này có thể dẫn đến nhiều hậu quả cả về chính trị lẫn kinh tế. Công ty tư vấn Eurasia Group của Hoa Kỳ đã cảnh báo trong một báo cáo vào tháng trước.
Theo đó, trong 6 tháng đầu năm 2024, phân khúc xe động cơ đốt trong chiếm tới 78% tổng lượng xe xuất khẩu của Trung Quốc. Tỷ lệ này lớn hơn rất nhiều so với số liệu năm 2023, xe động cơ đốt trong chỉ chiếm 67,4% tổng lượng xe xuất khẩu của Trung Quốc.
Eurasia cho biết, một số thị trường mới nổi sẽ chào đón sự đổ bộ của những mẫu xe chạy xăng dầu giá rẻ của Trung Quốc. Vì thế, chúng cũng sẽ cạnh tranh trực tiếp với các nhà sản xuất xe lâu đời của châu Âu và những quốc gia khác.
Theo Nikkei
Bạn có góc nhìn (hoặc có trải nghiệm) nào về vấn đề trên? Hãy để lại bình luận bên dưới hoặc chia sẻ bài viết về Ban Ô tô xe máy theo email: [email protected]. Các nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!