- Bà có khuôn mặt rất phúc hậu,ếngnổtrênsânkhấutrongkýứchãihùngcủanghệsĩThiêngoại hạng anh đêm qua rất ít nếp nhăn mặc dù đã 87 tuổi. Một lớp phấn mỏng, đôi chân mày tô đậm thêm một chút đã làm cho bà trở nên tươi tắn hơn. Nụ cười luôn nở trên môi bà đã để lại trong tôi những thiện cảm ngay từ lúc đầu mới tiếp xúc...
Đời đào hát...
Bà tiếp chúng tôi tại một quán cà phê trên đường Âu Dương Lân gần khu dưỡng lão nghệ sĩ (phường 3, quận 8, TP.HCM). Bà là nghệ sĩ lão thành Thiên Kim, người đã nhiều năm gắn liền tên tuổi với sự nghiệp sân khấu, truyền hình và quảng cáo.
Nghệ sĩ Thiên Kim và tác giả. |
"Tôi không còn nhớ cụ thể từng năm, từng sự kiện đã xảy ra trong đời", bà mở đầu câu chuyện về cuộc đời mình.
"Tôi sinh ra trong một gia đình có truyền thống cải lương. Cha tôi là kép độc Sáu Đỏ. Vốn là con nhà nòi, tôi bén duyên với cải lương từ năm lên 8, được làm đào con cho gánh hát Kim Thoa.
Tôi được giao nhiều vai trẻ con, vai lính hay vai người hầu. Thu nhập lúc bấy giờ rất ít, chủ yếu được nuôi ăn ngày 2 bữa nhưng với tôi không quan trọng. Sau những buổi diễn, tự tôi miệt mài luyện tập".
Năm 16 tuổi, Thiên Kim rời gánh Kim Thoa về đầu quân cho gánh Bích Thuận và được chọn làm đào chính vai Điêu Thuyền trong vở cải lương Phụng Nghi Đình. Tuy là lần đầu tiên được đóng vai chính, Điêu Thuyền đã được nhiều khán giả hoan nghênh, để lại dấu ấn trong lòng khách mộ điệu miền Tây.
Thành công sau vai chính đầu tiên, bà được giao thêm nhiều vai trong các vở tuồng khác. Vai nào bà cũng làm hài lòng được nhiều người từ bầu gánh đến người xem. Cứ thế, bà tiếp tục phát triển nghề nghiệp của mình. Qua nhiều năm, qua nhiều gánh hát, cuối cùng bà trở về lại với gánh Kim Thoa khi gánh hát này tái lập sau một thời gian vắng bóng.
Ngày 19/12/1955 - lúc bấy giờ tôi đã 23 tuổi - gánh hát Kim Thoa khai trương bảng hiệu mới với vở tuồng mới: "Lấp Sông Gianh" của soạn giả Kinh Luân tại rạp hát Nguyễn Văn Hảo, trên đường Trần Hưng Đạo.
Nghệ sĩ Thiên Kim trong phòng tại khu dưỡng lão nghệ sĩ. Trên vách, tấm hình lúc bà con trẻ. |
Nội dung của vở tuồng muốn nhắc đến một giai đoạn lịch sử của đất nước thời Trịnh - Nguyễn phân tranh, lấy sông Gianh chia đôi đất nước. Tôi được giao vai chính nữ và nghệ sĩ Duy Lân làm đạo diễn,
Tôi còn nhớ, hôm ấy khách đến xem đông chưa từng có. Rạp Nguyễn Văn Hảo là rạp cải lương lớn nhất thời bấy giờ vẫn không đủ sức chứa.
Người vào xem nườm nượp cả dưới đất và trên lầu. Vở tuồng bắt đầu, cả rạp im phăng phắc. Tiếng đờn, tiếng ca, những lời đối thoại thánh thót. Tất cả được diễn ra đúng như dự trù và không có một sai sót nào xảy ra", bà nhớ lại một thời hoàng kim.
Câu chuyện được bà kể lại say sưa. Tất cả như tái hiện lại trước mắt bà. Giọng nói của bà cũng trầm bổng như khi bà đang diễn xuất. Người nghệ sĩ khi đã về chiều, những kỷ niệm của một thời đã qua luôn sống lại khi mỗi lần nhắc đến...
Chấm dứt nghiệp cải lương
Theo bà Thiên Kim, Lấp sông Gianh là câu chuyện dã sử nhằm ca tụng chuyện tình ngang trái của đôi trai gái vốn là con của hai dòng họ thù nghịch nhau.
"Tác giả vở tuồng đã chọn bối cảnh sông Gianh. Nhân vật nam là Từ Vũ theo phe chúa Trịnh. Người nữ là Thơ Đào do tôi thủ vai chính theo chúa Nguyễn. Nhưng éo le thay, Từ Vũ và Thơ Đào lại yêu nhau. Chính họ cũng thừa hiểu rằng mối lương duyên này khó thành bởi mối thù của hai dòng họ còn quá nặng...".
Trong một trận quyết đấu, nàng Thơ Đào chạy đến ngôi miếu cổ thì kiệt sức. Người giữ miếu ra tay cứu chữa và phát hiện người bị nạn là cháu gọi mình bằng cậu. Trước khi về đây ẩn cư, ông giữ miếu làm quan dưới quyền chúa Trịnh.
Rạp Công Nhân trước đây là rạp Nguyễn Văn Hảo, nơi 63 năm trước xảy ra vụ nổ trong lúc vở Lấp sông Gianh đang diễn trên sân khấu. |
Biết được âm mưu của chúa Trịnh muốn tranh quyền thống trị đã ra tay diệt chúa Nguyễn, ông cáo quan ở ẩn tại khu miếu cổ này. Cũng nhờ vậy mà gặp và cứu được người cháu.
Đương lúc cậu chữa thương cho cháu thì Từ Vũ chạy đến. Chàng trai lả người vì mất sức. Ông giữ miếu đón Từ Vũ và kịp nhận ra, chàng là con vị ân nhân đã cứu mình thoát khỏi cuộc truy sát của chúa Trịnh thuở trước.
Ông kể rõ cho đôi trai gái hiểu rõ âm mưu của chúa Trịnh. Cả đôi trai gái hiểu nhau xóa bỏ mọi hận thù và kêu gọi dân làng lấp sông Gianh.
"Chúng tôi diễn đến đoạn này thì đã 22 giờ. Trong lúc sân khấu đang tắt đèn để thay đổi cảnh thì bất ngờ một tiếng nổ lớn vang lên. Một trái lưu đạn từ trên lầu ném thẳng vào sân khấu.
Khán giả hốt hoảng tháo chạy. Sân khấu đổ nát. Nghệ sĩ Ba Cương và phóng viên kịch trường Nguyễn Mai gục chết tại chỗ. Diên viên vai phụ tên Phiên, đạo diễn Duy Lân bị thương nặng. Phiên sau đó chết tại bệnh viện. Duy Lân mất một chân. Tôi và ca sĩ Sáu Thoàng bị ghim nhiều miểng vào người", kể đến đây, bà chỉ vào chân, còn một miếng ở chân và nhiều miếng trong người.
Bà dừng câu chuyện. Đôi mắt bà nhắm lại. Dường như cảnh tượng hãi hùng ấy vẫn còn theo bà đến tận hôm nay. Bà nói: "Rất may tôi còn sống, sống trọn một kiếp cầm ca".
Nếu không có sự cố đó, vở diễn chỉ còn một đoạn ngắn nhưng lại là đoạn hay nhất của vở tuồng. Dự định sau khi đổi cảnh sẽ là quân Trịnh ào tới bắn tên độc.
Thơ Đào và Từ Vũ trúng tên, liệu không thoát được cả 2 năm tay nhau nhảy xuống sông Gianh trầm mình. Hồn hai người hiện lên giữa thinh không. Bên dưới, sông Gianh như liền lại đôi bờ. Đôi uyên ương biến thành đôi bướm sát cánh bên nhau bay vào khoảng không vô tận.
Gánh hát Kim Thoa sau đó chuyển đi nơi khác, về các tỉnh miền Tây lưu diễn nhưng không có khán giả cuối cùng đành giải thể tại Gò Công. Nghệ sĩ Thiên Kim, sau khi chữa lành các vết thương cũng từ giã cải lương. Bà bắt đầu lao vào những thử thách mới...
(Còn nữa)
Quán phở đang đông khách. Chị chủ quán tất bật với công việc của mình. Bên ngoài, một thùng to đặt trên bếp lò đang bốc hơi nghi ngút. Chị kêu lớn, nước sôi rồi, mấy chị ơi ...