Từ tháng 5/2018, First Real Miền Nam đã mở bán, khi dự án chưa đủ điều kiện pháp lý, với tên thương mại là Trị Yên Riverside. Sau nhiều thông tin lùm xùm về pháp lý dự án, Mland Vietnam hiện là nhà phân phối độc quyền dự án với 2 lần mở bán vào các ngày 6/1 và 20/1 với tên Long Thượng Riverside và Khu dân cư Long Thượng.
Cả hai lần mở bán MLand Vietnam đều quảng cáo rằng dự án có các tiện ích nội khu như: Trung tâm thương mại; công viên ven sông, cầu cảnh quan; Trường tiểu học và trường mẫu giáo. Đặc biệt ở lần bán lần một còn có thêm các tiện ích như: Khu compound có camera an ninh 24/24, khu vui chơi trẻ em. Các tiện ích được quảng cáo ở cả hai lần mở bán này đều không có trong quy hoạch 1/500 đã được phê duyệt.
Trao đổi với VietNamNet sau khi dự án được Mland mở bán vào ngày 6/1, ông Nguyễn Văn Thông, Phó Giám đốc Sở Tài nguyên & Môi trường (TN-MT) tỉnh Long An, cho biết, hiện Sở TN-MT chưa nhận được hồ sơ chuyển nhượng dự án Khu dân cư liên xã Phước Hậu - Long Thượng.
“Theo quy trình, Sở TN-MT khi tiếp nhận hồ sơ và kiểm tra thực tế dự án có đầy đủ hạ tầng, thì mới cấp phép cho chuyển nhượng. Bởi khi chuyển nhượng người dân vào ở thì phải có điện, có nước, có đường đầy đủ. Việc chủ đầu tư và công ty môi giới mở bán dự án khi Sở TN-MT chưa phê duyệt hồ sơ cho phép chuyển nhượng, chưa đủ điều kiện chuyển nhượng thì thẩm quyền xử lý thuộc Sở Xây dựng hoặc UBND huyện Cần Giuộc”, ông Thông nói.
![]() |
Lễ mở bán của Mland Vietnam vào ngày 6/1 |
Cần xem xét từ vấn đề lấp sông làm khu dân cư
Được hình thành từ việc lấp đoạn sông Cầu Tràm dài 1,2km, ngày 16/3/2018, dự án Khu dân cư liên xã Phước Hậu - Long Thượng được ông Nguyễn Tuấn Thanh, Chủ tịch huyện Cần Giuộc, ký duyệt cho bà Trương Ngọc Hiền Khanh làm chủ đầu tư, trái Luật Kinh doanh Bất động sản.
Việc lấp đoạn sông Cầu Tràm còn kéo theo ngập lụt, ảnh hưởng đến cuộc sống người dân ở Long An. Các chuyên gia cho rằng, đây chỉ là hậu quả trước mắt. Tác động lâu dài vẫn là điều khôn lường, nếu thiếu đánh giá tác động môi trường từ các nhà chuyên môn.
Luật sư Trần Thái Bình, Công ty Luật LNT & Partner, cho rằng, nếu con rạch có chiều rộng tới 34m, thì cũng là con sông quan trọng. Do đó, chính quyền địa phương không thể đơn phương, tự ý ra quyết định lấp đi được.
“Cần xác định thực tế là việc lấp sông có ảnh hưởng tới đời sống người dân hay không? Nếu ảnh huởng thì người dân có quyền khiếu nại tới các cơ quan nhà nước. Cụ thể như UBND tỉnh, cơ quan thanh tra tỉnh, HĐND tỉnh để được bảo vệ quyền lợi”, luật sư Bình nói.
Luật sư Bình cho biết thêm: “Tôi đánh giá dự án này là chủ trương của tỉnh đó (Long An - PV) rồi, vấn đề là chủ trương đó xét về góc độ khoa học có đúng hay không. Đánh giá về tác động môi trường và xã hội đã được làm đầy đủ hay chưa. Có nhiều khi có những quyết định, chính sách của chính quyền cũng sai, đâu phải lúc nào cũng hoàn toàn đúng”.
![]() |
Cần xem xét từ vấn đề lấp sông làm khu dân cư |
Trong khi đó, luật sư Trần Đức Phượng cho rằng, việc lấp hay tạo mới sông rạch nói chung, đều phải dựa vào khoa học và có sự đánh giá tác động tốt và tác động xấu. Điều này được thực hiện thông qua ý kiến của các sở ngành; ý kiến của người dân qua việc quy hoạch dự án (Luật Quy hoạch); điều tra lập báo cáo tác động môi trường.
“Trong phạm vi dự án này, cần xem xét về những vần đề báo cáo tác động môi trường và về quy hoạch (đặc biệt là các bản đồ kèm theo quy hoạch). Việc điều chỉnh các tuyến sông, suối, kênh, rạch… là cần thiết, nếu giúp cải thiện môi trường tốt hơn. Tuy nhiên, phải dựa vào các công tác quản lý chuyên ngành địa phương (giao thông, thủy lợi) và việc giảm các tác động môi trường. Nếu việc thực hiện chưa đúng, chưa phù hợp thì cần phải có sự tham gia ý kiến của các Sở ngành chuyên môn và việc báo cáo đánh giá tác động môi trường đầy đủ”, luật sư Phượng nói.
Mạnh Đức
Hàng trăm khu đất vàng TP.HCM có thể bị thu hồi, truy thu thuế, Chủ tịch huyện Cần Giuộc và Chủ tịch huyện Cần Đước ký văn bản trái luật, môi giới giăng bẫy lừa bán đất ở Long An… là những thông tin đáng chú ý trong tuần qua.
" alt=""/>Bát nháo phân lô bán nền trên sông, Sở Xây dựng vào cuộcTrong khi đó, hai bánh xe xuất hiện trong hình được bọc cẩn thận bởi chiếc bao tải màu xanh. Đồng thời, hai chiếc bánh xe này còn được dựng thêm hai chiếc cánh cửa nhỏ.
Sau khi được chia sẻ trên mạng xã hội, cộng đồng đã có nhiều ý kiến khác nhau xung quanh cách làm này. "Phải chăng chủ xe đã tìm mọi cách để chống nắng nóng, song không phải cứ che chắn càng nhiều là càng tốt đâu. Nhiều khi làm thế này lại khiến xe bị bí, hấp thụ nhiệt nhiều hơn", nick Facebook Thanh Hoàng bình luận.
Trong khi đó, tài khoản Đức Lê cho rằng đây là kiểu bảo vệ tài sản một cách "cực đoan" của chủ xe. "Hết chiếu rồi chăn, lại còn lấy cả gối ra để che cho xe vì sợ nắng nóng sao? Chưa kể bọc bánh xe thế kia, thậm chí còn giữ nhiệt nhiều hơn", người này nhận xét.
Cũng có những lo ngại khác cho chiếc xe trong tình huống này. "Nếu không may có cơn gió to, chiếu chăn bị xô lệch đi, phần cánh cửa sắt đặt trên nắp ca-pô hoàn toàn có nguy cơ va vào kính lái. Lúc đó thiệt hại sẽ không hề nhỏ và cũng có thể gây nguy hiểm cho người khác", anh Đức Nghĩa đặt câu hỏi.
"Có lẽ một chiếc bạt chống nắng nóng được thiết kế riêng cho ô tô sẽ tốt hơn trong tình huống này, cả về thẩm mỹ cũng như hiệu quả. Việc làm này của chủ xe chắc đơn thuần xuất phát từ việc bảo vệ tài sản của mình thôi, có chăng cách làm này ít gặp", một bình luận trên mạng xã hội.
Theo Dân trí
Bạn có góc nhìn (hoặc có trải nghiệm) nào về vấn đề trên? Hãy chia sẻ bài viết về Ban Ô tô xe máy theo email: otoxemay@vietnamnet.vn. Các nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!
Với thời tiết mùa hè nắng nóng, mưa nhiều, có nên trang bị thêm một lớp bảo vệ cho xế cưng của mình khi xe thường xuyên phải đỗ ngoài trời hay không?
" alt=""/>Kiểu chống nóng 'cực đoan' cho ô tô khiến cộng đồng không khỏi thắc mắcSau khi chăm sóc da và trang điểm với những món đồ mỹ phẩm đắt tiền, nhà tư vấn kinh doanh này bắt đầu đi sấy tóc tại tiệm, rồi đi ăn trưa với bạn.
Đó là nội dung của nhiều video mà cô tải lên mạng xã hội Xiaohongshu của Trung Quốc, nơi cô thu hút hơn 101 nghìn người theo dõi kể từ khi ra mắt tài khoản của mình vào năm 2021.
Thoạt nhìn, các bài đăng của cô trông giống như hàng nghìn video về phong cách sống quyến rũ khác được xem trên nền tảng này. Nhưng có một điều nổi bật: Đa phần các tiêu đề video nói rõ tuổi và tình trạng độc thân của cô.
“Cuộc sống của một người phụ nữ 41 tuổi chưa lập gia đình và chưa con cái sẽ ra sao?”, cô viết trong một chú thích cho video. “41 tuổi, chưa lập gia đình và không có con. Những ngày tháng tươi đẹp” là một chú thích khác.
Việc đăng video theo cách này có lẽ là điều đáng ngạc nhiên ở một đất nước có lịch sử kỳ thị với phụ nữ độc thân, đặc biệt là phụ nữ lớn tuổi độc thân. Thuật ngữ “sheng nu” trong tiếng Trung Quốc, hay còn có nghĩa là “phụ nữ còn sót lại”, thường được sử dụng để mô tả những phụ nữ chưa kết hôn ở độ tuổi 27 trở lên, có hàm ý rằng họ là “người thừa của xã hội”.
Nhưng Mini, người từ chối cho biết tên thật của mình, nói rằng cô đăng những video này vì muốn trở thành “nguồn cảm hứng cho những phụ nữ độc thân khác”.
“Tôi muốn cho họ thấy rằng khi bạn độc thân không có nghĩa là bạn không thể có một cuộc sống viên mãn và tuyệt vời”, cô tiếp tục. “Mọi người luôn nói những điều không hay về phụ nữ lớn tuổi độc thân - rằng họ là những thành viên không mong muốn hoặc vô dụng của xã hội. Tôi muốn cho họ thấy rằng điều đó khác xa sự thật”.
Và Mini không phải là người duy nhất.
Ngày càng nhiều phụ nữ Trung Quốc lên mạng xã hội để khoe rằng họ có thể già đi, chưa kết hôn nhưng vẫn có một cuộc sống tuyệt vời. Xu hướng này cho thấy quan niệm về một phụ nữ thành đạt ở Trung Quốc là không nhất thiết phải có chồng.
Ví dụ: một tìm kiếm trên mạng xã hội Xiaohongshu về “phụ nữ độc thân lớn tuổi” cho thấy hàng chục tài khoản từ những phụ nữ khoe ảnh chụp kỳ nghỉ ở nước ngoài và túi xách đắt tiền. Tất cả đều có phụ đề video nhấn mạnh rằng họ còn độc thân.
Một người dùng có tên Yang Potato đã chia sẻ video có tiêu đề “33 tuổi và chưa kết hôn - cô ấy làm gì mỗi ngày?”. Trong video, cô cho người xem đi tham quan hồ bơi và spa tại căn hộ của mình. Ngoài ra, tài khoản này còn tràn ngập những bức ảnh cô đang thử đồ trang sức sang trọng và tạo mẫu cho các bộ trang phục khác nhau, bao gồm một loạt ảnh với chiếc túi xách Prada trên một bên vai và chiếc túi xách Chanel trên tay.
Nhà xã hội học Mu Zheng của Đại học Quốc gia Singapore nói rằng: “Tôi không nghĩ rằng sự kỳ thị xung quanh phụ nữ độc thân đã hoàn toàn biến mất ở Trung Quốc, nhưng phần lớn đã được xoa dịu bởi một số phụ nữ độc thân độc lập và thành công về mặt kinh tế và xã hội”.
Theo một báo cáo năm 2019 của Công ty dịch vụ đầu tư Accenture, phụ nữ Trung Quốc từ 20 đến 60 tuổi hiện chiếm 1,5 nghìn tỷ USD sức mua.
Theo một cuộc khảo sát vào tháng 10/2021 về dân số trẻ thành thị của Trung Quốc do Đoàn Thanh niên Cộng sản Trung Quốc thực hiện, gần một nửa số phụ nữ trẻ sống ở thành phố không có kế hoạch kết hôn. Tuần trước, Bộ Nội vụ Trung Quốc báo cáo rằng, chỉ có 7,63 triệu cuộc hôn nhân được đăng ký vào năm 2021, thấp nhất kể từ khi Trung Quốc bắt đầu lưu giữ hồ sơ vào năm 1986. Con số này giảm so với 8,13 triệu cuộc hôn nhân vào năm 2020 và mức cao nhất là 13,47 triệu vào năm 2013, theo thống kê của Chính phủ.
Ngay cả khi một số phụ nữ không phô trương khả năng kinh tế của họ trên các tài khoản mạng xã hội công khai, họ vẫn thường xuyên gửi ảnh cập nhật trực tiếp đến các thành viên trong gia đình.
Một giám đốc nhà hàng khách sạn có trụ sở tại Quảng Châu, người chỉ mong muốn được biết đến với cái tên Shanshan, thường cập nhật cuộc sống trên tài khoản WeChat riêng tư của cô. Tài khoản này chỉ giới hạn cho 170 người bạn và thành viên gia đình thân thiết nhất.
Bên cạnh việc thường xuyên đăng ảnh đi du lịch khắp châu Á, người phụ nữ 39 tuổi này không ngại chia sẻ hình ảnh về những món đồ xa xỉ mới nhất, bao gồm cả cặp kính mát Miu Miu mới.
“Những người họ hàng không thể nói với bố mẹ tôi rằng tôi là một đứa con gái thất bại chỉ vì tôi độc thân, bởi vì rõ ràng là tôi không như vậy. Tôi đang sống tốt một mình và tất cả họ đều có thể nhìn thấy điều đó”, cô nói.
Không phải tất cả phụ nữ Trung Quốc độc thân đều có thể chứng tỏ khả năng chi tiêu xa hoa. Nhưng đối với những người có thể, cảm giác tự do kinh tế đã giúp họ định vị bản thân và vị trí trong xã hội nước này.
Đăng Dương(Theo Insider)
" alt=""/>Phụ nữ độc thân Trung Quốc thoát khỏi kỳ thị bằng cách khoe sự giàu có![]() |
Cuốn sách tranh minh hoạ hài hước về nghề giáo. |
Bên cạnh những hình vẽ từ đơn giản đến tinh tế, Đời giáo dở khóc dở cườiđã thể hiện được trọn vẹn các sự kiện diễn ra quanh một người thầy. Đó là: Những chuỗi ngày thường, thầy hào hứng còn trò làm thầy tưng hửng; là những khoảnh khắc hỏi xoáy đáp xoay giữa thầy và đám nhóc tì chưa biết buộc dây giày, chưa biết bóc sữa chua, chưa biết đọc, biết viết...; là suy nghĩ chỉ trẻ con mới có, rằng thầy cô không phải người thường; là những tình huống, chỉ nhà giáo mới thấu...
Chắc chắn rằng, với truyền thống tôn sư trọng đạo của người Việt,Đời giáo dở khóc dở cườisẽ là món quà tri ân của những cô cậu học trò tới các thầy cô; và cuốn sách cũng sẽ là cây "cầu kiều" mà các bậc phụ huynh gửi tới những người thầy, người cô thay lời cảm ơn vì đã dành bao tâm sức trong sự nghiệp trồng người.
Tác giả Colm Cuffe, người Ireland vừa là một giáo viên tiểu học trẻ tuổi đầy nhiệt huyết, vừa là một họa sĩ với phong cách vẽ hóm hỉnh, đáng yêu và rất thông minh. Hai đam mê song song đó đã khiến anh trở thành tâm điểm thu hút chú ý ở Ireland những năm gần đây. Tác giả hiện sở hữu trang fanpage với hơn 20.000 lượt follow.
Dịch giả Ngô Hà Thu, tốt nghiệp thạc sĩ về Nghiên cứu Văn hóa, ĐH Sydney, Australia; từng là giảng viên chuyên ngành Dịch, khoa Sư phạm tiếng Anh, ĐH Ngoại ngữ, ĐH Quốc gia Hà Nội. Dịch giả hiện sở hữu rất nhiều bản dịch được đánh giá cao, đặc biệt là những tác phẩm hài hước, dành cho thanh thiếu niên. Trong đó phải kể đến tác phẩm: Bên kia đường có đứa dở hơi, Eleano & Park, Phơ rin đồ, ...
Tình Lê
"Đi trốn" là cuốn tiểu thuyết hiếm hoi có nhân vật là con em của các cán bộ miền Nam tập kết ra Bắc sau Hiệp định Geneve 1954.
" alt=""/>Cuốn sách tranh minh hoạ hài hước về nghề giáo