Ở một giai đoạn chín muồi trong sự nghiệp và trải qua thời gian gắn bó tương đối lâu dài với nơi làm việc của mình, nhiều người thường có xu hướng trở thành những nhân viên trung thành, tận tuỵ và tin chắc đó là một trong những yếu tố để được công ty ghi nhận và đánh giá cao. Thế nhưng, nếu chịu khó nhìn nhận lại, sẽ có nhiều nhân viên trung thành bị rơi vào cái bẫy của sự trì trệ. Họ nghĩ rằng càng ở lại lâu dài với công ty thì mình càng tiến bộ và được trọng dụng. Thật không may, đó có thể là một nhận định không chính xác! Hãy nhận diện rõ ba tín hiệu sai lệch sau đây, bởi nó thường khiến bạn lầm tưởng rằng mình đang tiến bộ nhưng thực tế lại trì trệ và thậm chí đi lùi trong sự nghiệp.

Bạn nhận được kết quả đánh giá hiệu suất tuyệt vời với phần thưởng tối thiểu

Quản lý trực tiếp đã khen rằng bạn làm rất tốt và nhìn nhận giá trị của bạn, nhưng bạn không được thăng chức và cũng chỉ được tăng lương theo mức tối thiểu (thậm chí không theo kịp tốc độ lạm phát). Bạn được nghe nói rằng các nhân viên mới yêu cầu mức cao hơn lương của bạn khoảng 10-20% để làm công việc tương tự bạn. Đó là dấu hiệu cho thấy các kỹ năng thị trường của bạn đã bị bào mòn.

Tuy là người quan trọng hàng đầu trong nhóm, nhưng bạn chẳng học thêm được điều gì mới suốt vài năm qua.

Bạn biết tất cả mọi câu trả lời, bạn được xem là chuyên gia và có thẩm quyền trong nhóm. Trong các cuộc họp, bạn vẫn là người hiểu biết nhất. Đó là dấu hiệu cho thấy bạn dễ bị lôi kéo vào một dự án hoặc được giao thêm các vai trò. Nếu bạn luôn là người biết nhiều nhất, giỏi nhất của nhóm suốt thời gian dài, có lẽ bạn đã ở nhầm nơi!

Bạn vô cùng bận rộn nhưng cảm thấy cực kỳ nhạt nhẽo, buồn chán

Bạn phụ trách vô số việc và đồng nghiệp phải dựa vào bạn rất nhiều. Điều này có thể tạo cho bạn cảm giác rằng mình là người không thể thiếu, nhưng đó có thể chỉ là ảo giác. Các công ty vẫn có thể loại bỏ người làm việc tốt nhất, chăm chỉ nhất, theo sát các dự án nhất khi bị buộc phải thu hẹp quy mô. Nếu bạn bận rộn nhưng buồn chán, nhiều trách nhiệm nhưng cảm thấy không đủ thách thức thì đó là dấu hiệu trì trệ trong công việc. Trạng thái bận rộn không đảm bảo sự thăng tiến hay phát triển sự nghiệp.

Bài kiểm tra “sức khỏe nghề nghiệp”

{keywords}
 

Có một dấu hiệu cảnh báo mà bạn không bao giờ được bỏ qua là: Nếu các nhà tuyển dụng không chủ động liên hệ với bạn để “mời chào” công việc mới thì dù cho bạn nghĩ rằng mình đang ổn trong công việc hiện tại thế nào, sự nghiệp của bạn cũng có thể đang gặp nguy cơ.

Chẳng hạn như bạn vẫn có một hồ sơ nghề nghiệp trực tuyến đầy đủ thông tin, nhưng hiếm khi được chuyên viên tuyển dụng hoặc nhân sự các công ty liên hệ, đây chính là dấu hiệu rõ ràng cho thấy các khả năng của bạn đã mất dần sức hút và không thể tự tiếp thị bản thân, thậm chí có khi đã đến lúc bạn cần phải kiểm tra lại hạn dùng CV của mình xem sao đấy.

Những cách chủ động tránh trì trệ

Nhân viên trung thành có thể dành rất nhiều năm bận rộn để làm việc hiệu quả cho công ty mà không nhận ra rằng họ đang dần trở nên lạc hậu, lỗi thời trong lực lượng lao động toàn cầu. Họ hài lòng với kết quả đánh giá hiệu suất mà không nhận ra rằng những kỹ năng họ đang thể hiện tốt nhất không còn phù hợp với thế giới bên ngoài nữa.

Nếu vẫn không chủ động, khi không may rơi vào tình huống phải đi tìm việc (do bị sa thải hoặc vì lý do cá nhân), bạn sẽ phải đối mặt với bất ngờ rất lớn, thậm chí khiến bạn suy sụp. Mặc dù là người tốt, có tài năng, đáng tin cậy, nhưng hãy hiểu rằng rất khó để bạn có sức cạnh tranh trong môi trường làm việc có quá nhiều thay đổi và biến động kể từ lần tìm việc trước.

Hãy có trách nhiệm hơn với sự nghiệp của mình bằng cách nhận thức đầy đủ về những thay đổi xảy ra mỗi ngày, trong không gian gần quanh bạn và cả những biến động toàn cầu. Giống như là đợt kiểm tra thể chất hàng năm, bạn cũng cần đánh giá lại “sức khoẻ nghề nghiệp” hàng năm:

{keywords}
 

Định kỳ cập nhật lại sơ yếu lý lịch và hồ sơ tìm việc trực tuyến. Hãy liệt kê và bổ sung đầy đủ các thành tích, kinh nghiệm cũng như kỹ năng bạn học thêm được. Nếu nhận thấy rằng mình không có gì để ghi thêm, đó là tín hiệu nhắc bạn phải hành động nỗ lực hơn. Nếu bạn đã cập nhật hồ sơ LinkedIn nhưng không thu hút được sự quan tâm từ nhà tuyển dụng, đó là cảnh báo cho biết bạn thiếu hụt kỹ năng thị trường. Hiểu điều này càng sớm càng tốt, để còn có cơ hội điều chỉnh kịp thời trước khi tụt dốc.

Lập kế hoạch nghề nghiệp dựa trên những điều bạn muốn làm và thế giới đang hướng tới. Hãy tham khảo một nhà tư vấn nghề nghiệp rồi lập kế hoạch sự nghiệp, tạo ra thương hiệu cá nhân và khiến cho tài năng của bản thân được người khác nhìn thấy. Bạn phải được nhìn nhận như một “ngôi sao mới nổi”, bất kể đã tồn tại bao lâu trong tổ chức. Hãy chuẩn bị sẵn sàng và cởi mở với những sự thay đổi, và học cách nắm bắt kịp thời những cơ hội đến với quỹ đạo phát triển nghề nghiệp.

Trong thế giới ngày nay, bạn sẽ phải lựa chọn giữa việc nắm bắt những thay đổi và từ đó lớn mạnh hơn, hoặc bạn sẽ bị từ chối khi cứ chủ quan phớt lờ mọi biến động. Trì hoãn không bao giờ là một lựa chọn khả thi.

(Nguồn: CareerBuilder)

" />

Làm gì để không trì trệ sau nhiều năm làm việc?

Ở một giai đoạn chín muồi trong sự nghiệp và trải qua thời gian gắn bó tương đối lâu dài với nơi làm việc của mình,àmgìđểkhôngtrìtrệsaunhiềunămlàmviệlich thi dau epl nhiều người thường có xu hướng trở thành những nhân viên trung thành, tận tuỵ và tin chắc đó là một trong những yếu tố để được công ty ghi nhận và đánh giá cao. Thế nhưng, nếu chịu khó nhìn nhận lại, sẽ có nhiều nhân viên trung thành bị rơi vào cái bẫy của sự trì trệ. Họ nghĩ rằng càng ở lại lâu dài với công ty thì mình càng tiến bộ và được trọng dụng. Thật không may, đó có thể là một nhận định không chính xác! Hãy nhận diện rõ ba tín hiệu sai lệch sau đây, bởi nó thường khiến bạn lầm tưởng rằng mình đang tiến bộ nhưng thực tế lại trì trệ và thậm chí đi lùi trong sự nghiệp.

Bạn nhận được kết quả đánh giá hiệu suất tuyệt vời với phần thưởng tối thiểu

Quản lý trực tiếp đã khen rằng bạn làm rất tốt và nhìn nhận giá trị của bạn, nhưng bạn không được thăng chức và cũng chỉ được tăng lương theo mức tối thiểu (thậm chí không theo kịp tốc độ lạm phát). Bạn được nghe nói rằng các nhân viên mới yêu cầu mức cao hơn lương của bạn khoảng 10-20% để làm công việc tương tự bạn. Đó là dấu hiệu cho thấy các kỹ năng thị trường của bạn đã bị bào mòn.

Tuy là người quan trọng hàng đầu trong nhóm, nhưng bạn chẳng học thêm được điều gì mới suốt vài năm qua.

Bạn biết tất cả mọi câu trả lời, bạn được xem là chuyên gia và có thẩm quyền trong nhóm. Trong các cuộc họp, bạn vẫn là người hiểu biết nhất. Đó là dấu hiệu cho thấy bạn dễ bị lôi kéo vào một dự án hoặc được giao thêm các vai trò. Nếu bạn luôn là người biết nhiều nhất, giỏi nhất của nhóm suốt thời gian dài, có lẽ bạn đã ở nhầm nơi!

Bạn vô cùng bận rộn nhưng cảm thấy cực kỳ nhạt nhẽo, buồn chán

Bạn phụ trách vô số việc và đồng nghiệp phải dựa vào bạn rất nhiều. Điều này có thể tạo cho bạn cảm giác rằng mình là người không thể thiếu, nhưng đó có thể chỉ là ảo giác. Các công ty vẫn có thể loại bỏ người làm việc tốt nhất, chăm chỉ nhất, theo sát các dự án nhất khi bị buộc phải thu hẹp quy mô. Nếu bạn bận rộn nhưng buồn chán, nhiều trách nhiệm nhưng cảm thấy không đủ thách thức thì đó là dấu hiệu trì trệ trong công việc. Trạng thái bận rộn không đảm bảo sự thăng tiến hay phát triển sự nghiệp.

Bài kiểm tra “sức khỏe nghề nghiệp”

{ keywords}
 

Có một dấu hiệu cảnh báo mà bạn không bao giờ được bỏ qua là: Nếu các nhà tuyển dụng không chủ động liên hệ với bạn để “mời chào” công việc mới thì dù cho bạn nghĩ rằng mình đang ổn trong công việc hiện tại thế nào, sự nghiệp của bạn cũng có thể đang gặp nguy cơ.

Chẳng hạn như bạn vẫn có một hồ sơ nghề nghiệp trực tuyến đầy đủ thông tin, nhưng hiếm khi được chuyên viên tuyển dụng hoặc nhân sự các công ty liên hệ, đây chính là dấu hiệu rõ ràng cho thấy các khả năng của bạn đã mất dần sức hút và không thể tự tiếp thị bản thân, thậm chí có khi đã đến lúc bạn cần phải kiểm tra lại hạn dùng CV của mình xem sao đấy.

Những cách chủ động tránh trì trệ

Nhân viên trung thành có thể dành rất nhiều năm bận rộn để làm việc hiệu quả cho công ty mà không nhận ra rằng họ đang dần trở nên lạc hậu, lỗi thời trong lực lượng lao động toàn cầu. Họ hài lòng với kết quả đánh giá hiệu suất mà không nhận ra rằng những kỹ năng họ đang thể hiện tốt nhất không còn phù hợp với thế giới bên ngoài nữa.

Nếu vẫn không chủ động, khi không may rơi vào tình huống phải đi tìm việc (do bị sa thải hoặc vì lý do cá nhân), bạn sẽ phải đối mặt với bất ngờ rất lớn, thậm chí khiến bạn suy sụp. Mặc dù là người tốt, có tài năng, đáng tin cậy, nhưng hãy hiểu rằng rất khó để bạn có sức cạnh tranh trong môi trường làm việc có quá nhiều thay đổi và biến động kể từ lần tìm việc trước.

Hãy có trách nhiệm hơn với sự nghiệp của mình bằng cách nhận thức đầy đủ về những thay đổi xảy ra mỗi ngày, trong không gian gần quanh bạn và cả những biến động toàn cầu. Giống như là đợt kiểm tra thể chất hàng năm, bạn cũng cần đánh giá lại “sức khoẻ nghề nghiệp” hàng năm:

{ keywords}
 

Định kỳ cập nhật lại sơ yếu lý lịch và hồ sơ tìm việc trực tuyến. Hãy liệt kê và bổ sung đầy đủ các thành tích, kinh nghiệm cũng như kỹ năng bạn học thêm được. Nếu nhận thấy rằng mình không có gì để ghi thêm, đó là tín hiệu nhắc bạn phải hành động nỗ lực hơn. Nếu bạn đã cập nhật hồ sơ LinkedIn nhưng không thu hút được sự quan tâm từ nhà tuyển dụng, đó là cảnh báo cho biết bạn thiếu hụt kỹ năng thị trường. Hiểu điều này càng sớm càng tốt, để còn có cơ hội điều chỉnh kịp thời trước khi tụt dốc.

Lập kế hoạch nghề nghiệp dựa trên những điều bạn muốn làm và thế giới đang hướng tới. Hãy tham khảo một nhà tư vấn nghề nghiệp rồi lập kế hoạch sự nghiệp, tạo ra thương hiệu cá nhân và khiến cho tài năng của bản thân được người khác nhìn thấy. Bạn phải được nhìn nhận như một “ngôi sao mới nổi”, bất kể đã tồn tại bao lâu trong tổ chức. Hãy chuẩn bị sẵn sàng và cởi mở với những sự thay đổi, và học cách nắm bắt kịp thời những cơ hội đến với quỹ đạo phát triển nghề nghiệp.

Trong thế giới ngày nay, bạn sẽ phải lựa chọn giữa việc nắm bắt những thay đổi và từ đó lớn mạnh hơn, hoặc bạn sẽ bị từ chối khi cứ chủ quan phớt lờ mọi biến động. Trì hoãn không bao giờ là một lựa chọn khả thi.

(Nguồn: CareerBuilder)