- Trường ĐH Cần Thơ quyết định kiện một tiến sĩ để đòi bồi thường chi phí đào tạo do chấm dứt hợp đồng làm việc.

Dự kiến vào ngày 20/6, Tòa án Nhân dân quận Ninh Kiều (TP Cần Thơ) sẽ đưa ra xét xử sơ thẩm vụ án lao động “Đòi bồi thường chi phí đào tạo do chấm dứt hợp đồng làm việc” giữa nguyên đơn là Trường Đại học Cần Thơ và bị đơn là tiến sĩ Vũ Thị Nhuận.

Theo nội dung vụ án, vào năm 1997 bà Vũ Thị Nhuận được nhận vào làm việc tại Trung tâm năng lương mới của Trường Đại học Cần Thơ. Sau đó, bà đảm nhận dạy bộ môn Sinh học của trường.

{keywords}

Đơn khởi kiện tiến sĩ Nhuận của Đại học Cần Thơ

Năm 2005, bà Nhuận được Trường Đại học Cần Thơ cử đi học tiến sĩ ngành Công nghệ sinh học tại trường Đại học Kyushu (Nhật Bản), thời gian học tiến sĩ 3 năm.

Tháng 9/2008, bà Nhuận học xong chương trình đào tạo tiến sĩ tại Nhật Bản. Từ tháng 10/2008 đến tháng 4/2011, bà Nhuận tiếp tục nhận nhiệm vụ là cán bộ giảng môn Sinh học thuộc khoa Khoa học Tự nhiên của Trường Đại học Cần Thơ.

Cũng trong khoảng thời gian này, bà Nhuận viết đơn xin tham dự khóa đào tạo nghiên cứu sinh sau tiến sĩ nhưng không được Đảng ủy, Ban giám hiệu nhà trường chấp thuận.

Trước việc ban giám hiệu nhà trường không giải quyết đơn xin đi học sau tiến sĩ, ngày 10/3/2011, bà Nhuận gửi đơn xin nghỉ việc.

Theo Trường đại học Cần Thơ, kể từ khi có đơn xin nghỉ việc, bà Nhuận hoàn toàn không hợp tác khi nhà trường có văn bản thông báo mời làm việc liên quan đến “Đơn xin nghỉ việc” của bà, nhưng bà không đến dự.

Lúc này, nhà trường đề nghị bà Nhuận bồi thường tiền chi phí đào tạo là trên 3 triệu yên Nhật, tương đương gần 600 triệu đồng. Bà Nhuận không chấp nhận nên buộc nhà trường phải khởi kiện.

Phía Trường Đại học Cần Thơ lập luận rằng: “Bà Nhuận là viên chức của trường, do nhu cầu cấp thiết cần nâng cao trình độ đào tạo tại nhà trường cũng như nâng cao trình độ chuyên môn của giảng viên, vì thế trường đã bỏ ra toàn bộ kinh phí để lo cho bà Nhuận đi học tiến sĩ tại nước ngoài, với mong muốn sau khi học xong thì bà sẽ đem những kiến thức được lĩnh hội, học tập tại nước ngoài để phục vụ tại trường nhằm nâng cao chất lượng đào tạo… Tuy nhiên, sau khi học về chưa được bao lâu thì bà Nhuận nảy sinh ý định không muốn phục vụ tại trường nữa, từ đó đơn phương xin nghỉ việc tại trường mà không bồi thường tiền chi phí đào tạo”.

Tuy nhiên, tiến sĩ Nhuận thì cho rằng, tháng 7/2005, bà trúng tuyển suất học bổng du học tiến sĩ tại Nhật Bản 3 năm và đã làm đơn xin phép Đại học Cần Thơ cho tham dự khóa học. Ngày 29/7/2005, Đại học Cần Thơ gửi giấy đề nghị lên Bộ GD-ĐT cho phép bà đi đào tạo bậc tiến sĩ tại Nhật, trong đó ghi rõ mọi chi phí có liên quan do phía mời đài thọ và được Bộ GD-ĐT đồng ý.

{keywords}

Đại học Cần Thơ – nơi tiến sĩ Nhuận từng làm việc

“Học bổng mà tôi nhận là do Trường Đại học Kyushu của Nhật tuyển chọn, chứ không phải do Bộ GD&ĐT của Việt Nam tuyển chọn. Ngoài ra, học bổng này không phải mặc định cấp cho Đại học Cần Thơ, cũng không phải học bổng thuộc diện tài trợ chính thức cho Việt Nam thông qua Bộ GD&ĐT. Sau khi nhận được học bổng của trường đại học Kyushu, tôi làm đơn xin phép Đại học Cần Thơ cho tham dự khóa học. Hoàn toàn không có chuyện Đại học Cần Thơ cử tôi đi học, mà là do tôi tự tìm kiếm và thi đậu”, bà Nhuận cho biết.

Bà Nhuận cũng cho rằng, sau khi đi học tiến sĩ ở Nhật Bản về, bà không được sử dụng do có ý kiến góp ý thẳng thắn cho những đề tài luận án thạc sĩ do bộ môn quản lý.

“Thời gian đó, tôi bị phân biệt đối xử và không được tham gia các buổi xét duyệt đề cương, luận án tốt nghiệp cho chuyên ngành mà bộ môn quản lý trong 2 năm. Họ mời người ngoài tham gia hội đồng. Thế nhưng khi đi họp khoa, tôi lại bị nhắc nhở là không chịu cống hiến, không làm việc bằng hai tiến sĩ còn lại của bộ môn”, bà Nhuận bức xúc nói.

Cũng theo bà Nhuận, bà xin nghỉ việc theo đúng thủ tục và quá trình du học nhà trường chỉ trả cho bà 30% lương cơ bản, tổng chi phí cho 3 năm đi học tiến sĩ mà nhà trường trả là khoảng 16 triệu đồng, nhưng bây giờ lại bắt bà bồi thường chi phí đào tạo gần 600 triệu. Ngoài ra, tiến sĩ này cũng lập luận thêm bà không hề sử dụng tiền của nhà trường, nên việc Đại học Cần Thơ đòi chi phí đào tạo là vô lý.

Còn theo PGS.TS. Hà Thanh Toàn - Hiệu trưởng Trường Đại học Cần Thơ, bà Nhuận đi học bằng học bổng của Chính phủ Nhật Bản tài trợ, và trong thời gian bà đi học nhà trường vẫn trả lương vì vậy phía nhà trường kiện bà Nhuận là có cơ sở.

Hoài Thanh

" />

Một tiến sĩ bị ĐH Cần Thơ kiện đòi gần 600 triệu chi phí đào tạo

 - Trường ĐH Cần Thơ quyết định kiện một tiến sĩ để đòi bồi thường chi phí đào tạo do chấm dứt hợp đồng làm việc.

Dự kiến vào ngày 20/6,ộttiếnsĩbịĐHCầnThơkiệnđòigầntriệuchiphíđàotạtóc ngắn Tòa án Nhân dân quận Ninh Kiều (TP Cần Thơ) sẽ đưa ra xét xử sơ thẩm vụ án lao động “Đòi bồi thường chi phí đào tạo do chấm dứt hợp đồng làm việc” giữa nguyên đơn là Trường Đại học Cần Thơ và bị đơn là tiến sĩ Vũ Thị Nhuận.

Theo nội dung vụ án, vào năm 1997 bà Vũ Thị Nhuận được nhận vào làm việc tại Trung tâm năng lương mới của Trường Đại học Cần Thơ. Sau đó, bà đảm nhận dạy bộ môn Sinh học của trường.

{ keywords}

Đơn khởi kiện tiến sĩ Nhuận của Đại học Cần Thơ

Năm 2005, bà Nhuận được Trường Đại học Cần Thơ cử đi học tiến sĩ ngành Công nghệ sinh học tại trường Đại học Kyushu (Nhật Bản), thời gian học tiến sĩ 3 năm.

Tháng 9/2008, bà Nhuận học xong chương trình đào tạo tiến sĩ tại Nhật Bản. Từ tháng 10/2008 đến tháng 4/2011, bà Nhuận tiếp tục nhận nhiệm vụ là cán bộ giảng môn Sinh học thuộc khoa Khoa học Tự nhiên của Trường Đại học Cần Thơ.

Cũng trong khoảng thời gian này, bà Nhuận viết đơn xin tham dự khóa đào tạo nghiên cứu sinh sau tiến sĩ nhưng không được Đảng ủy, Ban giám hiệu nhà trường chấp thuận.

Trước việc ban giám hiệu nhà trường không giải quyết đơn xin đi học sau tiến sĩ, ngày 10/3/2011, bà Nhuận gửi đơn xin nghỉ việc.

Theo Trường đại học Cần Thơ, kể từ khi có đơn xin nghỉ việc, bà Nhuận hoàn toàn không hợp tác khi nhà trường có văn bản thông báo mời làm việc liên quan đến “Đơn xin nghỉ việc” của bà, nhưng bà không đến dự.

Lúc này, nhà trường đề nghị bà Nhuận bồi thường tiền chi phí đào tạo là trên 3 triệu yên Nhật, tương đương gần 600 triệu đồng. Bà Nhuận không chấp nhận nên buộc nhà trường phải khởi kiện.

Phía Trường Đại học Cần Thơ lập luận rằng: “Bà Nhuận là viên chức của trường, do nhu cầu cấp thiết cần nâng cao trình độ đào tạo tại nhà trường cũng như nâng cao trình độ chuyên môn của giảng viên, vì thế trường đã bỏ ra toàn bộ kinh phí để lo cho bà Nhuận đi học tiến sĩ tại nước ngoài, với mong muốn sau khi học xong thì bà sẽ đem những kiến thức được lĩnh hội, học tập tại nước ngoài để phục vụ tại trường nhằm nâng cao chất lượng đào tạo… Tuy nhiên, sau khi học về chưa được bao lâu thì bà Nhuận nảy sinh ý định không muốn phục vụ tại trường nữa, từ đó đơn phương xin nghỉ việc tại trường mà không bồi thường tiền chi phí đào tạo”.

Tuy nhiên, tiến sĩ Nhuận thì cho rằng, tháng 7/2005, bà trúng tuyển suất học bổng du học tiến sĩ tại Nhật Bản 3 năm và đã làm đơn xin phép Đại học Cần Thơ cho tham dự khóa học. Ngày 29/7/2005, Đại học Cần Thơ gửi giấy đề nghị lên Bộ GD-ĐT cho phép bà đi đào tạo bậc tiến sĩ tại Nhật, trong đó ghi rõ mọi chi phí có liên quan do phía mời đài thọ và được Bộ GD-ĐT đồng ý.

{ keywords}

Đại học Cần Thơ – nơi tiến sĩ Nhuận từng làm việc

“Học bổng mà tôi nhận là do Trường Đại học Kyushu của Nhật tuyển chọn, chứ không phải do Bộ GD&ĐT của Việt Nam tuyển chọn. Ngoài ra, học bổng này không phải mặc định cấp cho Đại học Cần Thơ, cũng không phải học bổng thuộc diện tài trợ chính thức cho Việt Nam thông qua Bộ GD&ĐT. Sau khi nhận được học bổng của trường đại học Kyushu, tôi làm đơn xin phép Đại học Cần Thơ cho tham dự khóa học. Hoàn toàn không có chuyện Đại học Cần Thơ cử tôi đi học, mà là do tôi tự tìm kiếm và thi đậu”, bà Nhuận cho biết.

Bà Nhuận cũng cho rằng, sau khi đi học tiến sĩ ở Nhật Bản về, bà không được sử dụng do có ý kiến góp ý thẳng thắn cho những đề tài luận án thạc sĩ do bộ môn quản lý.

“Thời gian đó, tôi bị phân biệt đối xử và không được tham gia các buổi xét duyệt đề cương, luận án tốt nghiệp cho chuyên ngành mà bộ môn quản lý trong 2 năm. Họ mời người ngoài tham gia hội đồng. Thế nhưng khi đi họp khoa, tôi lại bị nhắc nhở là không chịu cống hiến, không làm việc bằng hai tiến sĩ còn lại của bộ môn”, bà Nhuận bức xúc nói.

Cũng theo bà Nhuận, bà xin nghỉ việc theo đúng thủ tục và quá trình du học nhà trường chỉ trả cho bà 30% lương cơ bản, tổng chi phí cho 3 năm đi học tiến sĩ mà nhà trường trả là khoảng 16 triệu đồng, nhưng bây giờ lại bắt bà bồi thường chi phí đào tạo gần 600 triệu. Ngoài ra, tiến sĩ này cũng lập luận thêm bà không hề sử dụng tiền của nhà trường, nên việc Đại học Cần Thơ đòi chi phí đào tạo là vô lý.

Còn theo PGS.TS. Hà Thanh Toàn - Hiệu trưởng Trường Đại học Cần Thơ, bà Nhuận đi học bằng học bổng của Chính phủ Nhật Bản tài trợ, và trong thời gian bà đi học nhà trường vẫn trả lương vì vậy phía nhà trường kiện bà Nhuận là có cơ sở.

Hoài Thanh