Hàn Quốc dự thảo Luật cấm cha mẹ đánh con
Bộ Tư pháp Hàn Quốc ngày 10/6 cho biết sẽ có kế hoạch trình dự thảo cuối cùng lên Quốc hội vào cuối tháng 8 năm nay. Dự luật mới này sẽ sửa đổi Điều 915 của Luật Dân sự,ànQuốcdựthảoLuậtcấmchamẹđágame 24h được thông qua từ năm 1960.
Theo các nhà phê bình, Điều 915 đang được sử dụng để biện minh cho hành vi bạo lực của cha mẹ. Họ cũng chỉ ra rằng điều khoản này mâu thuẫn với Luật phúc lợi trẻ em, cấm người giám hộ hợp pháp “gây đau đớn về thể xác hoặc tinh thần” cho con cái họ.
Bộ Tư pháp Hàn Quốc cho biết sẽ soạn thảo dự luật cấm phụ huynh sử dụng vũ lực khi giáo dục con cái.
Công ước Liên Hợp Quốc về quyền trẻ em đã thôi thúc chính phủ Hàn Quốc sửa đổi luật và các quy định liên quan nhằm trừng phạt bất cứ ai sử dụng vũ lực đối với trẻ vị thành niên.
“Các vụ làm dụng trẻ em trong những năm gần đây đã nhấn mạnh sự cần thiết của việc cấm trừng phạt thân thể. Chúng tôi sẽ tổ chức một cuộc khảo sát nhằm thu thập ý kiến chuyên gia về quyền trẻ em và thanh thiếu niên vào ngày 12/6 trước khi soạn thảo các đề xuất”, đại diện Bộ Tư pháp thông tin.
Theo một cuộc khảo sát của Bộ Y tế và Phúc lợi Hàn Quốc vào năm ngoái, hơn 60% người được hỏi cho biết, hình phạt về thể xác đối với trẻ em là “không bao giờ cần thiết” hoặc “không cần thiết” đối với việc giáo dục trẻ em; 39% cho rằng hình phạt này là “cần thiết” hoặc “hơi cần thiết”. Trong khi đó, chỉ 3,6% người được hỏi nghĩ rằng "cần thiết" sử dụng những hình phạt này.
Trước Hàn Quốc, nhiều quốc gia khác trên thế giới cũng đã ban hành lệnh cấm tương tự. Quốc gia đầu tiên thông qua luật cấm trừng phạt về bạo lực đối với trẻ em là Thụy Điển cách đây 40 năm. Tại Pháp, bố mẹ cũng không được phép đánh đập con cái. Theo đó, luật này cấm mọi trận đòn vào mông hay những hình thức bạo lực khác nhằm mục đích giáo dục trẻ em.
Trường Giang (Theo Korea Times)
Bộ GD-ĐT ký thỏa thuận hợp tác chấm dứt bạo lực thân thể trẻ em
- Bạo lực thân thể không chỉ để lại những hậu quả nghiêm trọng đối với các kỹ năng tương tác xã hội của trẻ mà còn ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của xã hội.