'Chúng ta cần nhiều Minh Sư, Chân Sư'
-"Ngày xưa,úngtacầnnhiềuMinhSưChânSưtin bóng đá 24h người thầy nào đào tạo ra nhiều trò giỏi trong đời thì đượcgọi là Minh Sư, đào tạo được nhiều bậc tài năng xuất chúng cho đời đượcgọi là Chân Sư. Chúng ta cần nhiều hơn nữa những người thầy như thế".
Tác giả cuốn sách "Quyền sư" - một người thầy dạy võ - đã nói như vậy trong câu chuyện với VietNamNet.
Võ sư Trần Việt Trung: "Tôi tự hỏi tại sao chỉ mấy chục năm chuyển sang kinh tế thị trường mà truyền thống tôn sư trọng đạo, đạo nghĩa thầy trò, huynh đệ xuống cấp nhanh thế. (Ảnh: Văn Chung) |
"Quyền sư" của tác giả Trần Việt Trung là cuốn sách" nói là viết về võ thuật cũng được, mà nói là viết về một triếtlý giáo dục cũng đúng.Vừa là võ sư, một thầy thuốc đông y, lại là một nhà quản lý lo cuộc sống cho hơn 400 con người, ông Trần Việt Trung có những kiến giải rất sắc sảo về võ thuật, về y lý và những triết luận cuộc đời.
Quan hệ thầy – trò ngày nay quá lỏng lẻo
“Đọc những trang viết thấm đẫm tình người, tình thầy trò, tinh thầnthượng võ, y đức, đọc giả không khỏi có những phút băn khoăn, nao lòng,nuối tiếc khi liên tưởng tới những giá trị giáo dục, văn hoá, đạo đứchiện tại” – Nhà văn Nguyễn Trọng Tạo đã viết những lời này sau khi đọcQuyền sư.
Còn ông, khi nhìn lại, có nuối tiếc cho một thời quá khứ?
- Ngày nay mối quan hệ thầy – trò rất lỏng lẻo. Nhìn lại, tôi rất bực bội. Tôi tự hỏi tại sao chỉ mấy chục năm chuyển sang kinh tế thị trường mà truyền thống tôn sư trọng đạo, đạo nghĩa thầy trò, huynh đệ xuống cấp nhanh thế. Tại sao quan niệm và hành vi ngày nay của phụ huynh và học sinh đối với giáo viên làm chúng ta khó chịu đến thế.
Tại sao từ những năm 90 của thế kỷ trước trở về trước, quan hệ giữa thầy và trò được coi là hoàn hảo? Khi đó, giáo viên chủ nhiệm nắm vững hoàn cảnh của từng học sinh trong lớp, từng điểm mạnh yếu của mỗi học sinh để phân công bạn bè phù hợp giúp đỡ.
Ngày nay mối quan hệ này quá lỏng lẻo. Nhiều học sinh không cần nhớ tên thầy cô nữa, mà nhớ bằng môn học: thầy địa, cô giáo dục công dân, thầy thể dục…
Chính thầy cô làm hỏng học sinh, vì thầy không ra thầy thì trò cũng không thành trò! Người thầy xem học sinh là cái máy in tiền của mình, học sinh phải mua chữ, nhưng cái chữ đó có khi phải vứt đi luôn sau khi kiểm tra xong. Bộ GD-ĐT đã phải lên tiếng nhiều lần về nạn học thêm của học sinh.
Chất lượng giáo dục do người thầy quyết định. Trong quá khứ giáo viên là tấm gương. Như Quyền sư đã khắc hoạ lại, thầy Tế Công có tính cách của bậc kỳ nhân vương đạo, còn thầy Ngô Sỹ Quý có tính cách của một nhà sư phạm tâm huyết với nền giáo dục Việt Nam. Hiện nay chúng ta kêu gọi đổi mới giáo dục nhưng thiếu những tấm gương, thiếu người có trình độ để làm việc đó.
Ngày nay có bao nhiêu học sinh muốn được như thầy? Hay chỉ còn nỗi sợ thầy cô? Ngày 20.11 này có còn tràn ngập sự yêu kính đối với thầy cô hay không, hay chỉ là sự lo lắng phải hoàn thành nghĩa vụ?
Trước đây, cả năm chỉ có một ngày “mùng ba tết thầy”, tình thầy trò vẫn yêu kính. Tôi cho rằng kể từ khi có cái ngày 20.11, thì sự kính trọng thuần khiết đối với thầy cô cứ vơi dần đi.
Võ sư Trần Việt Trung: "Các cụ làm được mình cũng làm được. Và nếu làm được sẽ luôn được xã hội đền bù lại xứng đáng, vì việc xây dựng con người là vô giá". (Ảnh: Văn Chung) |
Ông có đồng tình với những ý kiến cho rằng cuộc sống quá khó khăn nên một số thầy cô mới phải… “hành động”?
- Tôi có thể hỏi một giáo viên lương đang 2,5 triệu đồng/ tháng, lànâng lên 5 triệu đồng/ tháng cô có dạy được kiểu 5 triệu không. Tôi chorằng sẽ khó có câu trả lời, hay chỉ muốn làm việc ở cường độ này nhưnghưởng lương cao hơn? Rồi 5 triệu đã đủ chưa? Hay lại là 7 triệu, 10triệu?
Vấn đề là đang sống trong xã hội Việt Nam, đừng so sánh thu nhập với giáo viên các nước khác.
Ở đời có “phú” mới “quý”, nếu “bần” thì “tiện”. Đấy là quy luật xã hội, nhưng đối với nghề giáo thì phải khác.
Thầy giáo ngày trước có thể nghèo nhưng không được hèn, không giàu nhưng phải sang. Tôi rất muốn nêu lên lại điều này.
Không phải sự bần cùng làm tha hóa giáo viên mà do cái nếp của xãhội. Và không phải chỉ nghề giáo, mà bất cứ nghề nào cũng có thể.
Nói “Nửa chữ cũng thầy…” thấy ngập ngừng
Ngày nay có quá nhiều yếu tố ảnh hưởng đến sự độc tôn của người thầy trong việc truyền bá tri thức – internet, sự dân chủ… Vậy thì, câu “Một chữ cũng thầy, nửa chữ cũng thầy” còn có giá trị như thế nào, theo ông?
- Các cụ xưa tổng kết câu này để nói lên sự kính trọng của những người làm nghề giáo dục với công tác giáo dục. Đây là câu cửa miệng, nhưng ngày nay khi nói chúng ta phải ngập ngừng.
Nguyên nhân sự ngập ngừng, không hẳn vì những thay đổi của xã hội như chị đề cập, mà là chúng ta có trách nhiệm với từ “thầy”, vẫn còn sự quý trọng đối với từ “thầy”.
Khi thầy mẫu mực, nửa chữ cũng xứng đáng làm thầy.
Khi không mẫu mực, có dạy cả pho sách cũng không phải là thầy.
Với câu nói “Nghề giáo viên là nghề cao quý nhất” thì sao?
- Quan niệm này chịu ảnh hưởng của văn minh Trung Hoa, với trật tự được sắp xếp là sĩ – nông – công - thương. Việc học là đầu tiên, người ta sống có thể làm được trăm sự nhưng sự học nên ưu tiên. Quan niệm này đúng nhưng chưa đủ.
Người Phương Tây coi trọng việc làm được, chứ không phải học được gì. Muốn làm được, đương nhiên đã phải học. Cần là hành động, kết quả, chứ không chỉ là kiến thức.
Nhắc đến phương Tây, theo một khảo sát, ở một số nước có nền tiên tiến nhất như Anh, Pháp, Mỹ… nghề giáo không phải là nghề được tôn trọng nhất, mà chỉ được coi như một nhân viên thư viện hoặc nhân viên xã hội. Theo ông, chúng ta có nên hy sinh bớt sự “cao quý” để đổi lấy chất lượng giáo dục?
- Tôi nghĩ rằng nên bỏ chữ “nhất” đi, coi nghề giáo là “nghề cao quý” là được. Việc tự tôn bây giờ là vô cùng lạc hậu.
Mua quan bán chức ngày xưa cũng có. Trong xã hội có những bậc khoa cử đỗ đạt rồi có tên tuổi, nhưng cũng có những ông khóa nghèo, dạy học kiếm sống. Nhưng điều khác biệt ở đây là họ không đặt giá. Họ cứ dạy, và phụ huynh tùy hoàn cảnh đem biếu thầy con gà, cân gạo…
Các cụ làm được mình cũng làm được. Và nếu làm được sẽ luôn được xã hội đền bù lại xứng đáng, vì việc xây dựng con người là vô giá.
Tất cả những hành vi tốt đẹp của thầy với trò chắc chắn phụ huynh sẽ nhìn ra. Không phải ngã giá, phụ huynh sẽ nhìn thấy hết. Tùy hoàn cảnh người ta sẽ đối xử lại. Không ngã giá chính là cao quý.
Có thể đọc thấy Quyền sưđược viết ra với tất cả lòng yêu thương, kính trọng, thương nhớ về người thầy quá cố của ông – nhà giáo, võ sư Ngô Sỹ Quý.
Dường như ngày nay, đòi hỏi một mối quan hệ thầy – trò chân tình như vậy là… không tưởng. Vậy thì, “đẹp” nhất trong giai đoạn này, mối quan hệ thầy – trò nên được xây dựng ở mức độ nào?
- Từ xưa, và đúng cho cả bây giờ, theo tôi, một học sinh tốt là đối với thầy cố gắng làm tròn bổn phận, không phải chỉ có ngoan ngoãn, mà coi thầy là tấm gương. Biết xin phép thầy bàn luận, và đến một lúc nào đó là tranh luận về những vấn đề trong học tập.
Thầy giáo cũng không nên coi mong muốn của học trò như vậy là "vô lễ", phải để gánh nặng của kiến thức trên vai người thầy được chuyển dần sang vai của trò khi chúng khát khao. Làm cho học trò yêu thích môn học mình dạy, đó là nghệ thuật và tài năng của người thầy.
Ngày xưa, người thầy nào đào tạo ra nhiều trò giỏi trong đời thì được gọi là Minh Sư, đào tạo được nhiều bậc tài năng xuất chúng cho đời được gọi là Chân Sư.
Chúng ta cần nhiều hơn nữa những người thầy như thế.
Hạnh Ngân (thực hiện)
Nhân vật chính trong Quyền sư là nhà giáo, võ sư Ngô Sỹ Quý (1922 - 1997) - người đã dành cả cuộc đời để cống hiến cho sự phát triển của môn võ Vịnh Xuân quyền và đã trở thành huyền thoại một thời trong giới võ thuật Việt Nam. Là đệ tử của võ sư nên Trần Việt Trung trình bày từ nhiều góc độ khác nhau, giúp người đọc có thể bắt gặp được một chân dung của nhà giáo, võ sư Ngô Sỹ Quý. Quyền sư còn đề cập đến nhân vật Nguyễn Tế Công - một cao thủ tuyệt đỉnh ở Phật Sơn (Trung Quốc) sau nhiều chục năm lăn lộn nơi núi đao rừng kiếm, đã đến Việt Nam nương náu vào lúc cuối đời. Việt Nam chính là quê hương thứ hai và võ sư Nguyễn Tế Công đã truyền dạy, đúc kết kiến thức võ thuật cho đệ tử. |
Những đúc kết của nhà giáo Ngô Sỹ Quý về giáo dục: - Tự nhiên, tự do không có hướng dẫn thì làm sao mà hiểu được? Cho nên phải học hành, phải có thầy, phải được chỉ bảo dẫn dắt, phải giác ngộ. Người thầy chỉ cho anh cái yêu cầu, cái đích và cách đi thẳng. Người ta sẽ tránh đi đường vòng. - Xây dựng con người thì nhớ: Đào tạo toàn diện, phải kế thừa cái cũ mới phát huy được cái mới, mang lại sự hiểu biết chắc chắn và đúng. Có như vậy người ta mới dám tự quyết và không ỷ lại. Ngày xưa người ta cũng giáo dục toàn diện chứ: Tu thân – Tề gia – Trị quốc – Bình thiên hạ. Phải kế thừa tư tưởng đó để vận dụng vào thời đại mới, rõ ràng là người xưa cũng đi theo trình tự, từ cụ thể đến trừu tượng. - Chúng ta cũng có rất nhiều cái quý, nếu không đánh giá được, đánh giá đúng nó sẽ mất dần đi. Đừng để sau đây 30 - 40 năm nữa, người nước ngoài vào dạy lại cho người Việt Nam chúng ta những kiến thức của cha ông chúng ta! |