您现在的位置是:NEWS > Thể thao
Nguyễn Ngọc Anh đang có tình cảm với Tô Minh Đức?
NEWS2025-03-31 13:31:04【Thể thao】7人已围观
简介- Nữ ca sĩ Nguyễn Ngọc Anh vừa tung bộ hình đón Giáng sinh sớm ngọt ngào,ễnNgọcAnhđangcótìnhcảmvớiTôlịch đá mulịch đá mu、、
- Nữ ca sĩ Nguyễn Ngọc Anh vừa tung bộ hình đón Giáng sinh sớm ngọt ngào,ễnNgọcAnhđangcótìnhcảmvớiTôMinhĐứlịch đá mu tình cảm cùng nam ca sĩ đàn em Tô Minh Đức. Câu hỏi được đặt ra liệu cặp nghệ sĩ này đang tìm hiểu và có tình cảm với nhau?...
很赞哦!(1715)
相关文章
- Bắt người đàn ông xô ngã nữ sinh, cướp xe máy ở Ninh Bình
- Tin chuyển nhượng 25
- Bố mẹ vợ nợ tiền chồng, ly hôn tính thế nào?
- Tin chuyển nhượng 12/7: Sếp lớn MU hoãn du đấu Mỹ để kích 2 'bom tấn'
- Đột nhập nhà dân, che camera trộm tài sản gần nửa tỷ đồng
- Tin thể thao tối 6
- Thủ khoa 'kép' tốt nghiệp sớm 1 năm của Trường Khoa học tự nhiên
- Nỗi đau câm lặng của bé gái 10 tuổi mắc bệnh ung thư phần mềm
- Căn nhà bạc tỷ sau nhiều năm tích cóp 'bỏ phố, về quê' của vợ chồng trẻ
- Video Hà Nội 1
热门文章
站长推荐
Việt Nam nằm trong nhóm các thị trường phát triển ở châu Á, theo báo cáo của Niko
Dự báo của Niko đến năm 2024, nhóm 10 nước châu Á sẽ có 826 triệu người chơi game và tạo ra doanh thu 42 tỷ USD. Khi đó, doanh thu toàn cầu của cả thị trường ước đạt 195 tỷ USD, theo Newzoo.
Đây có thể xem là cơ hội vàng cho các nhà phát triển game Việt Nam. Tuy vậy, số lượng startup khởi nghiệp ở lĩnh vực này trong những năm qua chỉ đếm trên đầu ngón tay, mà phần nhiều là các studio độc lập (indie) làm game nhỏ phát hành ra nước ngoài (go global). Cơ hội để cho người Việt ‘tái định nghĩa’ ngành game vì thế vẫn còn khá mơ hồ, dù người chơi trên toàn cầu vẫn luôn rất cởi mở với các sản phẩm mới.
Thế nào là tái định nghĩa?
Tái định nghĩa là cách nói vui của dân công nghệ dành cho Apple, từ chuyện bỏ ổ CD/DVD trên máy Macbook Air ngày xưa cho đến bán iPhone 12 không kèm củ sạc ngày nay.
Mỗi lần thay đổi, Apple lại tái định nghĩa một thứ gì đó và khiến cả ngành công nghiệp chạy theo, bắt chước theo, tạo thành xu hướng cho cả thế giới.
Với ngành game cũng xảy ra điều tương tự, lật giở lại lịch sử cách đây 20 năm, Diablo II khi ra đời cũng đã tái định nghĩa thế nào là một game RPG, từ chuyện thiết kế thanh máu, cây kỹ năng đến hệ thống đồ đạc, quái vật.
Diablo II được xem là tượng đài game nhập vai phương Tây, tái định nghĩa UX/UI cho thể loại này Gần đây hơn chúng ta có PUBG tạo ra chuẩn mực mới cho game bắn súng với khái niệm đấu trường sinh tồn 1v99 (battle royale). Xen lẫn thời kỳ này là sự bùng nổ nhất thời của thể loại cờ nhân phẩm (auto battler) với cái tên tiêu biểu là Auto Chess và loại trừ xã hội (social deduction) với hiện tượng Among Us.
Điểm đặc biệt là những game nói trên được game thủ đón nhận mà không hề có sự phân biệt về nguồn gốc xuất xứ. Và như đã nói ở trên, với mỗi năm lại có một game mới nổi tạo thành trào lưu cho cả thế giới học theo, cơ hội vì thế cũng mở rộng cho bất cứ lập trình viên nào, không kể đó là người Việt, Mỹ, Hàn hay Nhật.
Nút thắt ở thị trường Việt Nam
Thực tế, năm 2014, Flappy Bird của Nguyễn Hà Đông cũng từng tạo ra cơn sốt trên toàn cầu. Dù không phải game tiên phong hay tạo ra doanh thu ‘khủng’, nhưng Flappy Bird đã phần nào tái định nghĩa chuẩn mực thiết kế game mobile thời đó bằng sự đơn giản trong thiết kế, dễ chơi nhưng khó giỏi.
Dù thành công này không thể duy trì được lâu, nhưng Flappy Bird giống như mũi tên chỉ đường cho các studio Việt muốn tạo dựng một sản phẩm thành công, dù chỉ có một người và đam mê. Nhưng từ đó đến nay, không có thêm một cái tên nào đủ xuất sắc để tạo nên tiếng vang trên trường game quốc tế.
Vấn đề ở đây là gì, khi Việt Nam không thiếu các lập trình viên xuất sắc nhưng lại chỉ giỏi làm ra các game nhỏ, ít đột phá. Đem trăn trở này hỏi những người trong cuộc, đây có lẽ vẫn là bài toán khó giải đối với các nhà làm game Việt.
Flappy Bird từng vụt sáng rồi tắt lịm trong thoáng chốc “Thế giới mỗi năm chỉ tạo được một hai xu hướng rầm rộ, vì thế để an toàn và nuôi sống doanh nghiệp, các studio Việt vẫn đi theo hướng làm game nhái (clone) là chính. Kiểu chăm chút một game để thành công ngay lập tức (one-hit wonder) chỉ phù hợp với các đội ngũ nhỏ không còn gì để mất, làm nhiều năm trời với hy vọng may mắn tạo được hit. Còn khi đội ngũ đã lớn thì việc nuôi sống team là ưu tiên hàng đầu. Vì thế quan trọng đội ngũ của bạn phải sống đủ lâu trước khi may mắn gõ cửa”, anh Khánh Nguyễn (founder & CEO, WolfFun) chia sẻ.
Cùng chung quan điểm này, anh Nam Nguyễn (cựu Game Designer, VTC Intecom) đánh giá, về mặt kỹ thuật chúng ta có đủ sức nhưng còn thiếu tư duy chất xám, nguyên do là thiếu nguồn lực cả về con người lẫn tiền bạc. Vì thế xu hướng làm game hiện nay vẫn chủ yếu là làm game nhái.
Qua quan sát thị trường những năm qua, anh cho biết có hai xu hướng khá rõ rệt ở Việt Nam là một số studio làm game thực dụng, vòng đời ngắn, nhanh hái ra tiền thì thành công rực rỡ, còn một số studio mơ mộng làm game bom tấn tầm cỡ thế giới thì đã lụi bại trước khi chạm ngõ thành công.
“Cơ hội thì nhà phát triển nước nào cũng có, nhưng dev Việt hầu hết thích ăn chắc mặc bền không dám mạo hiểm, muốn làm cái gì đó ăn ngay chứ không khoái làm cái gì sáng tạo quá mới, nói chung cơ hội của chúng ta thấp vì không chịu tiếp cận”, anh Trương Hải Nam (Peanut Games) thẳng thắn nhìn nhận.
Phương Nguyễn
Ngành game tự sản xuất của Ấn Độ còn thua cả Việt Nam
Cấm tiếp 118 ứng dụng Trung Quốc để khuyến khích phát triển hàng nội địa nhưng ngành game tự sản xuất của Ấn Độ vẫn còn rất sơ khai, kém cả Việt Nam chứ chưa nói gì đến Trung Quốc.
">Cơ hội nào cho ngành công nghiệp game Việt Nam vươn ra thế giới?
- Em năm nay 26 tuổi. Khi mẹ mang thai em thì cha em bỏ đi, không nhận em là con. Lúc đó cha mẹ em cũng chưa có đăng kí kết hôn.
TIN BÀI KHÁC
Đánh vợ: Phạt chồng 1.250.000 đồng">Con đòi cha trả tiền cấp dưỡng cho mẹ
Ngày 5-6/12, tòa án South Australia bắt đầu mở cuộc điều trần về cái chết của ông David Low, 64 tuổi, thành phố Adelaide.
Hồ sơ cho thấy chiều 25/2/2020, ông David Low, bệnh nhân tiểu đường, ở nhà một mình và cảm thấy không khỏe. Ông bị biến chứng tim, gặp vấn đề về hô hấp và phải cắt cụt chi.
Qua điện thoại, ông báo cho nhân viên chăm sóc của Chương trình Bảo hiểm Khuyết tật Quốc gia (NDIS), nói đang "rất đau đớn, không thể ra khỏi giường", xin được giúp đỡ. Ông sau đó làm rơi điện thoại và không thể liên lạc lại được.
Lo lắng cho sức khỏe của ông, người chăm sóc của NDIS đã gọi cấp cứu. Nhân viên cấp cứu Darryl Sparrow được điều đến nhà lúc 16h20 chiều nhưng không vào bên trong mặc dù nhân viên NDIS khăng khăng rằng bệnh nhân chắc chắn đang ở trong.
Khai tại tòa hôm 5/12, ông Sparrow nói "không tin bệnh nhân đang ở trong nhà, có lẽ vợ bệnh nhân đã đón đi, do đó không dùng vũ lực đột nhập vào nhà".
">Bệnh nhân tử vong trong lúc cảnh sát và nhân viên y tế cãi nhau
Tôi mắc ung thư nhiều năm nay, bệnh chuyển sang giai đoạn 2 rồi. Đẻ được 2 đứa con thì cả hai đều thiểu năng trí tuệ. Chồng tôi lại bị tai nạn lao động, không làm gì được", chị Lộc nghẹn ngào. Chị luôn sợ một ngày không xa, nếu chẳng may nằm xuống thì không biết ai sẽ chăm sóc cho chồng con mình.
Mẹ ung thư, 2 con thiểu năng trí tuệ, cuộc sống gia đình lâm vào cùng cực Chị Trương Thị Lộc (31 tuổi) trú tại thôn An Giới, xã An Sơn, huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương. Người dân nơi đây ai cũng biết đến hoàn cảnh gia đình chị, xót xa cho số kiếp những con người khốn khổ ấy.
Mới 18 tuổi, chị Lộc đã mắc bệnh ung thư vú giai đoạn 1. Căn bệnh hiểm nghèo khiến chị ngại ngần trong việc lập gia đình. Chỉ đến khi gặp anh Nguyễn Đức Mạnh, chị mới tìm được chỗ dựa vững chắc cho mình.
Khoảng thời gian hạnh phúc không kéo dài được bao lâu. Năm 2011, con trai đầu lòng là Nguyễn Đức Phong ra đời, chị Lộc nhận thấy có điều bất thường. Các bác sĩ kết luận cháu Phong bị thiểu năng trí tuệ. Nhận tin dữ, người mẹ đau đớn ôm con khóc hết nước mắt.
Biết con không giống những đứa trẻ bình thường, chị chăm chút cho con từng li từng tí. Năm Phong lên 3 tuổi, vợ chồng chị sinh thêm cháu thứ hai là Nguyễn Đức Kiệt. Đau lòng thay, Kiệt cũng bị thiểu năng trí tuệ như anh trai mình.
Hết đường sống, nhà nợ nần đầm đìa
Niềm hy vọng duy nhất là con cái khỏe mạnh không còn, giữa lúc gia đình hết sức khó khăn, anh Mạnh lại gặp tai nạn lao động. Cách đây 2 năm, trong lúc đi làm cơ khí, anh ngã từ giàn giáo cao 4 mét xuống đất.
Hậu quả, anh rơi vào nguy kịch, tính mạng bị đe dọa nghiêm trọng. Để cứu chồng, chị Lộc hỏi khắp nơi, vay số tiền 100 triệu đồng. Sau một thời gian dài điều trị, anh Mạnh được xuất viện về nhà trong tình trạng sức khỏe suy kiệt hoàn toàn.
Hiện tại, anh không thể đi làm như trước được nữa. Trong khi đó, căn bệnh ung thư vú của chị Lộc có dấu hiệu phát triển phức tạp. Do không có tiền để điều trị bằng hoá chất khô thường xuyên, đến nay bệnh đã chuyển sang giai đoạn 2. Trung bình mỗi tháng, chị cần trả 5 triệu đồng tiền thuốc ngoài danh mục bảo hiểm, có đợt lên đến 7 triệu đồng.
Những ngày không phải đến bệnh viện, chị Lộc làm thêm một vài công việc thời vụ, kiếm chút tiền nuôi các con ăn học. Cháu Phong hiện đang theo học tại Trung tâm bảo trợ xã hội tỉnh Hải Dương.
Hoàn cảnh đáng thương của gia đình chị Lộc đang rất cần được cộng đồng giúp đỡ Trong khi đó, cháu Kiệt năm nay lên lớp 1 nhưng không có khả năng tiếp thu. Thậm chí, việc vệ sinh cá nhân cũng không tự chủ được. Thương cho hoàn cảnh gia đình, các cô giáo cố gắng trông cháu dù rất vất vả. Kiệt cũng được nhà trường hỗ trợ một phần học phí.
Trước đây, do nhà cũ quá xập xệ, chị Lộc đã vay tiền ngân hàng sửa sang lại cùng với sự hỗ trợ của ban ngành trong xã. Nhà vừa sửa xong thì chồng chị bị tai nạn, đến nay số nợ cả gốc lẫn lãi hàng tháng trở thành gánh nặng chẳng thể nào thoát.
Căn nhà 2 năm qua vẫn trơ màu xi măng, chưa được phủ lớp sơn. Những con người khốn khổ sống trong đó chẳng biết đến khi nào mới vượt qua được số phận bi ai của mình. Rất mong những tấm lòng lương thiện, hảo tâm sẽ cho họ một niềm hy vọng mới.
Phạm Bắc
Mọi sự giúp đỡ xin gửi về:
1. Gửi trực tiếp:Chị Trương Thị Lộc. Địa chỉ: thôn An Giới, xã An Sơn, huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương. Số điện thoại: 0826477407.
2. Ủng hộ qua Báo VietNamNet: Ghi rõ ủng hộ MS 2021.090 (gia đình chị Lộc)
Chuyển khoản: Báo VIETNAMNET
Số tài khoản: 0011002643148Sở giao dịch Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam - 198 Trần Quang Khải, Hà Nội
- Chuyển khoản từ nước ngoài: Bank account: VIETNAMNET NEWSPAPER
- The currency of bank account: 0011002643148
- Bank:- BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM
- Address: 198 Tran Quang Khai, Hanoi,Vietnam
- SWIFT code: BFTVVNV X
- Qua TK ngân hàng Viettinbank:
Chuyển khoản: Báo VietNamnet
Số tài khoản: 114000161718
Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Đống Đa
- Chuyển tiền từ nước ngoài:
Vietnam Joint Stock Commercial Bank for Industry and Trade, Dong Da Branch
- Address: 183 Nguyễn Lương Bằng, quận Đống Đa, Hà Nội
- Swift code: ICBVVNVX1263. Hoặc trực tiếp báo VietNamNet:
- Phía Bắc địa chỉ: tầng 3, tòa nhà C’Land,156 Xã Đàn 2, phường Nam Đồng, quận Đống Đa, Hà Nội.
- Phía Nam: Văn phòng đại diện báo VietNamNet phía Nam, số 408 Điện Biên Phủ, P11,Q10, TP.HCM. SĐT: 028 3818 1436Cơn đau không hồi dứt của bé trai mắc ung thư não, bố mẹ ly hôn
Sớm chịu cảnh thiệt thòi khi bố mẹ ly hôn, giờ đây em Trương Ngọc Lương còn không may mắc phải căn bệnh ung thư não, khiến tuổi thơ chìm trong đau khổ.
">Xót xa mẹ ung thư gắng gượng nuôi hai con thiểu năng trí tuệ
Kamenya Omote được thành lập vào năm 2014 bởi Shuhei Okawara. Ảnh: Kamenya Omote.
Dự án thu hút rất nhiều người tham gia. Sau khi mặt nạ mẫu dựa trên khuôn mặt của chính Okawara bán hết, cửa hàng mời thêm ứng viên từ Tokyo, những người hứng thú với việc “bán” mặt của mình đổi lấy số tiền 40.000 yên (khoảng 383 USD).
*Lược dịch bài phỏng vấn của Okawara với tờ Vice về những suy nghĩ của đằng sau dự án in mặt nạ "That Face".
Hàng trăm USD cho mỗi sản phẩm
Chào Shuhei, ý tưởng đằng sau "That Face" là gì?
- Tôi thích việc thay đổi suy nghĩ của số đông về cái gọi là "cửa hàng mặt nạ". Vì là cửa hàng bán mặt nạ, nên việc mua và bán "mặt" nạ là điều đương nhiên.
Làm thế nào những chiếc mặt nạ trông chi tiết và thực tế đến vậy?
- Chúng tôi sử dụng công nghệ đặc biệt để làm ra chúng từ những khuôn nhựa in 3D lấy dữ liệu từ mặt người thật. Quá trình chi tiết là bí mật kinh doanh.
Giá hiện tại của những mặt nạ này là bao nhiêu?
- Chiếc mặt nạ đầu tiên lấy mẫu từ chính khuôn mặt tôi nên có giá 78.000 yên (khoảng 747 USD). Cái tiếp theo sẽ có giá 98.000 yên (khoảng 939 USD).
Shuhei Okawara bên mặt nạ in hình gương mặt bản thân. Ảnh: Kamenya Omote.
Tôi dự tính bán khuôn mặt một người nào đó ở Tokyo vì tôi tin những gương mặt vô danh thực sự có giá trị. Khuôn mặt của con người là loại giá trị biến đổi theo thời gian.
Trên trang bán hàng có lưu ý rằng mặt nạ sẽ chắn tầm nhìn và làm người đeo khó thở. Vì sao anh nghĩ khách hàng vẫn sẽ mua chúng bất chấp những bất tiện trên?
- Tôi lấy cảm hứng từ mặt nạ sân khấu, vốn có cấu trúc gây hẹp tầm nhìn và khó thở. Chỉ khi vượt qua khó khăn đó thì một gương mặt với tính cách khác biệt mới được hình thành. Mọi người không muốn một gương mặt hoàn hảo, cái họ cần là sự thay đổi. Người ta sẵn sàng chịu đau để biến đổi. Cũng giống việc xăm hình, dù đau đớn nhưng người ta vẫn tiếp tục xăm.
Như trong bộ phim The Mask, việc đeo mặt nạ nói chung khiến bạn cảm thấy lớn lao và tự do hơn bình thường, dù chỉ với chiếc khẩu trang y tế thường ngày.
Shuhei Okawara xem sản phẩm của Kamenya Omote là những tác phẩm nghệ thuật. Ảnh: Kamenya Omote.
Liệu có ai hứng thú việc “bán” mặt của mình để tạo ra mặt nạ? Tại sao họ lại muốn làm như vậy?
- Hiện tại đã có hơn 100 người sẵn sàng tham gia "That Face". Bạn đã bao giờ nghĩ nếu mình có anh em song sinh thì sẽ thế nào? Con người hiện vẫn chưa có khả năng nhìn vào chính khuôn mặt của mình mà không cần gương.
Người ta thường tự hỏi rằng liệu có ai đó giống mình đang tồn tại đâu đó, sống cuộc đời hoàn toàn khác với chúng ta? Những câu chuyện về “người song trùng” được sinh ra do những ước muốn như thế của con người.
Chúng tôi chỉ mua một số lượng khuôn mặt nhất định. Tôi không muốn bán nhân dạng của người khác mà muốn mua hơn. Nhưng để mua được thì tôi phải bán trước đã. Có nhiều người không cần tiền mà chỉ muốn "cho" khuôn mặt của mình. Nhưng tôi vẫn trả vì thích việc mua mặt này.
Tại sao anh không thích bán mà lại muốn mua?
- Việc mua hàng khiến tôi thấy hứng khởi hơn việc bán. Là người kinh doanh nghệ thuật, tôi định giá thành quả của nghệ sĩ dưới nhiều hình thức khác nhau nhưng chung quy vẫn là để người khác mua được tác phẩm. Chính người mua mới tạo ra thị trường chứ không phải người bán. Việc mua một thứ gì đó vì bạn cảm thấy thích và đáng giá, thú vị hơn nhiều so với việc bán đi thứ bạn nghĩ sẽ đắt hàng.
Các khuôn mặt vô danh có giá trị nhưng chúng biến đổi tùy lúc. Có những gương mặt, như mặt của người nổi tiếng, có thể chứa giá trị nào đó, nhưng cũng có gương mặt dù được trả tiền cũng không ai muốn mua. Giá trị của chúng không phải do tôi mà chính người mua quyết định.
Nếu phải tìm một lý do cụ thể, tôi sẽ nói rằng bán đi không có gì thú vị, dù tôi biết trên thế giới có nhiều người bán loại mặt nạ phỏng theo mặt các tổng thống, chính khách nổi tiếng.
Shuhei Okawara yêu thích việc mua những khuôn mặt người hơn là bán chúng. Ảnh: Kamenya Omote.
Mặt nạ của anh có độ tỉ mỉ và chi tiết rất giống bản gốc, vậy chúng có vượt qua được hệ thống nhận dạng gương mặt không?
- Công nghệ nhân bản khuôn mặt đã có từ rất lâu. Công nghệ của chúng tôi đang được dùng để tăng độ chính xác của hệ thống nhận dạng khuôn mặt. Vài năm trước, một nhà phát triển của hệ thống đã từng dùng mặt nạ để xem nó có qua được hệ thống nhận dạng hay không. Kết quả là hệ thống đã mở khóa do không nhận ra đó là mặt nạ.
Nếu vậy, giả sử như có người dùng mặt nạ này cho mục đích phi pháp, liệu Kamenya Omote có phải chịu trách nhiệm?
Tôi nghĩ nếu làm như vậy, họ sẽ bị bắt ngay lập tức. Người ta có ngừng bán mũ trùm đầu mấy tên cướp hay đội không? Nhà sản xuất quần áo có thể chịu trách nhiệm khi gây ô nhiễm môi trường, nhưng nếu buộc tội họ vì người mua quần áo phạm pháp thì thật vô lý.
Trước nhu cầu "bán" mặt cao như vậy, anh có nghĩ đến việc nhận mua từ những người sống ngoài Tokyo không?
- Hiện đã có rất nhiều yêu cầu như thế và tôi nghĩ việc này có thể xảy ra. Nếu dự án ở Tokyo tiến triển tốt, tôi có thể sẽ thực hiện nó ở những nơi khác.
Theo Zing
Tại sao việc sử dụng công nghệ nhận dạng gây nhiều tranh cãi?
IBM, Amazon và Microsoft đều tuyên bố ngừng phát triển công nghệ nhận dạng hoặc ngừng cung cấp cho các cơ quan chính phủ cho đến khi có quy định cụ thể. Vậy công nghệ nhận dạng có ảnh hưởng gì đến quyền riêng tư của con người?
">Mặt nạ người thật giá hàng trăm USD/chiếc ở Nhật Bản
Trao đổi với VietNamNet, bà Lê Thị Mai Hương, Phó Hiệu trưởng Phụ trách Trường Tiểu học, THCS và THPT Thực nghiệm Khoa học Giáo dục (Ba Đình, Hà Nội) cho biết, sự việc diễn ra trong bữa trưa ngày 23/11 của học sinh khối lớp 9.
Ngay khi phát hiện suất ăn trưa của học sinh có giòi, nhà trường đã mời đại diện Công ty Hà Thành - đơn vị cung cấp suất ăn đến trực tiếp làm biên bản xác nhận sự việc; đồng thời phía bếp cũng đã mua và phát bù cho mỗi cháu 2 chiếc bánh mỳ và sữa chua.
Trường Tiểu học, THCS và THPT Thực nghiệm Khoa học Giáo dục (Ba Đình, Hà Nội)
Đơn vị cung cấp suất ăn cho rằng, giòi xuất hiện trên khay thức ăn có thể là do thùng xe vận chuyển nhiều loại hàng hóa khác nhau. Trước khi vận chuyển, thùng đựng thức ăn chưa được vệ sinh sạch sẽ. Bên cạnh đó, nắp thùng đựng cơm bị vỡ nên đã khiến giòi rơi vào từ vết nứt của nắp thùng.
Trước sự việc, ban phụ huynh của lớp và hội cha mẹ học sinh cũng đã tới làm việc với nhà trường, yêu cầu nhà trường ngừng ký hợp đồng cung cấp suất ăn, đồng thời thống nhất phương án tự tổ chức bếp ăn.
Bà Hương cho biết, trường đã quyết định chấm dứt hợp đồng với công ty cung cấp suất ăn trước thời hạn.
Cũng kể từ ngày 30/11, nhà trường sẽ hợp đồng thuê đơn vị cung cấp nhân sự chế biến, phục vụ và quản lý bếp ăn, đồng thời phối hợp với ban đại diện cha mẹ học sinh cùng kiểm tra, giám sát hàng ngày: kiểm soát nguồn cung cấp thực phẩm, giám sát quá trình chế biến suất ăn, phân chia và phục vụ suất ăn.
“Nhà trường nhận trách nhiệm khi để xảy ra sự việc và cam kết thời gian tới sẽ kiểm soát chặt chẽ hơn vấn đề đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, vì mục tiêu chung là sức khỏe và an toàn của học sinh”, bà Hương nói
Năm học 2020 – 2021, Trường Tiểu học, THCS và THPT Thực nghiệm Khoa học Giáo dục đã ký hợp đồng với Công ty Hà Thành. Theo đó, công ty này sẽ cung cấp suất ăn trưa nấu ngoài nhà trường, sau đó mang đến phục vụ cho học sinh.
Thời Vũ
Kiểm tra Trường Thực nghiệm vì bữa ăn học sinh có giòi
Sáng nay 26/11, đoàn kiểm tra liên ngành về y tế và an toàn thực phẩm của quận Ba Đình đã làm việc với Trường Tiểu học, THCS và THPT Thực nghiệm Khoa học giáo dục về sự việc bữa ăn của học sinh có giòi.
">Suất ăn trưa của học sinh trung học Thực nghiệm ở Hà Nội có giòi
- Theo quy định pháp luật, doanh nghiệp không thể đặt trụ sở tại chung cư có mục đích sử dụng là dùng để ở. Tuy nhiên, đối với chung cư có mục đích sử dụng hỗn hợp, doanh nghiệp có thể đặt trụ sở trong một số trường hợp nhất định.“Giúp” khách hàng đáo hạn, nhân viên NH mất 1 tỷ đồng">
Doanh nghiệp có được đặt trụ sở tại chung cư?
Thành phố Hải Phòng được biết đến là địa điểm đào tạo nghề tàu biển lớn nhất cả nước với các trường đào tạo về hàng hải. Phía sau những chuyến vươn khơi của bao thủy thủ là sự cần mẫn của những người thầy.
Đứng trước những thách thức mới, họ đã và đang trụ vững, duy trì và lan tỏa tình yêu nghề đến nhiều thế hệ sinh viên.
Nghề thu nhập cao
Thầy giáo Vũ Ngọc Hùng (SN 1983) giảng viên khoa Điều khiển tàu biển, Trường Cao đẳng Hàng Hải I cho biết, mặc dù vài năm trở lại đây, số sinh viên đăng ký học ngành này sụt giảm nhưng trong tương lai, lái tàu biển vẫn là nghề "hot".
Trường Cao đẳng Hàng Hải I Vì vận tải biển là lĩnh vực không thể thay thế trong nền kinh tế thế giới.
Hiện nay, Việt Nam đang từng bước phát triển đội ngũ thuyền viên theo 2 hình thức: Cung cấp thuyền viên cho các đội tàu trong nước và xuất khẩu thuyền viên sang các nước khác.
Thu nhập bình quân của người tốt nghiệp ngành này so với nhiều ngành trên bờ vẫn ở mức cao.
Mức lương thủy thủ, thợ máy cho tàu nội địa dao động từ 7 đến 8 triệu đồng/tháng, tăng dần theo chức danh: Sĩ quan 20 - 30 triệu đồng; thuyền trưởng 50 - 80 triệu đồng hoặc cao hơn.
Thầy Vũ Ngọc Hùng (đeo kính) nhận bằng khen điển hình tiên tiến của Cục Hàng Hải giai đoạn 2020 -2025 Đối với các tàu nước ngoài, thủy thủ dao động khoảng 20-30 triệu đồng, cao nhất là thuyền trưởng, máy trưởng có thể 5.000-8.000 USD.
Thầy giáo sinh năm 1983 cho hay, để theo học ngành này, sinh viên cần học tốt tiếng Anh giao tiếp, tiếng Anh hàng hải; cách vận hành trang thiết bị hàng hải, điều khiển tàu, Luật hàng hải, an toàn hàng hải…
Thầy Hùng là một sinh viên từng theo học tại Đại học Hàng Hải Việt Nam, sau này tham gia công tác giảng dạy, thầy học lên Thạc sĩ.
Giáo viên sinh năm 1983 cho hay, từ năm 2010 – 2015, lượng học sinh – sinh viên giảm sút do các khu công nghiệp , khu chế suất mọc lên, thu hút lượng lớn người lao động chưa qua đào tạo nghề.
Mặt khác, nghề tàu biển cũng là công việc đặc thù, vất vả, môi trường làm việc xa nhà.
Đối mặt với tình hình đó, Ban giám hiệu Trường Cao đẳng Hàng Hải I cùng các thầy trong khoa Điều khiển tàu biển đã tích cực trong công tác quảng bá ngành nghề, nâng cao chất lượng đào tạo.
Đặc biệt, chuyển từ hình thức đào tạo hàn lâm sang đào tạo sát với nghề nghiệp, cầm tay chỉ việc và thực hành là chính.
Cùng với đó là đưa ra nhiều chính sách khuyến khích cho sinh viên như: Miễn phí kí túc xá, tặng học bổng cho học sinh nghèo vượt khó, giảm 70% học phí theo quy định Nhà nước.
Ngoài ra, trường cũng cam kết 100% sinh viên ra trường có việc làm ổn định với mức thu nhập đảm bảo từ 12 -15 triệu đồng/tháng.
Để đáp ứng nhu cầu việc làm và tạo đầu ra cho sinh viên, trường còn có công ty Vận tải biển và xuất khẩu lao động nên các em ra trường sẽ được giới thiệu đi tàu nội địa, Đông Nam Á, Đông Bắc Á, đánh thuê… tùy theo nhu cầu. “Học sinh – sinh viên sẽ không phải trả bất cứ một khoản phí môi giới nào”, thầy Hùng khẳng định.
Theo thầy Hùng, thời điểm hiện tại, do ảnh hưởng của dịch Covid-19 nên các chủ tàu Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc không thuê được thuyền viên Ấn Độ, Banglades… nên thiếu thuyền viên trầm trọng. Đây là thuận lợi cho sinh viên mới ra trường với mức lương từ 20 – 25 triệu đồng.
Người thầy định hướng nghề
Tham gia giảng dạy nhiều năm, thầy Hùng thường tự tìm tòi, nghiên cứu những cách thức giảng dễ hiểu, áp dụng kinh nghiệm thực tiễn của bản thân để truyền tải cho sinh viên.
“Tôi và các thầy trong khoa làm công tác giảng dạy nhưng vẫn luân phiên đi tàu. Khoảng 12 tháng đi tàu, lại nghỉ 8 tháng. Thời gian 8 tháng tôi dạy tại trường. Bởi vậy, việc giảng dạy luôn được cập nhật các kiến thức mới nhất và có hiệu quả”, thầy giáo chia sẻ.
Không chỉ giảng dạy, thầy Hùng còn định hướng nghề nghiệp cho nhiều học sinh phổ thông. Thầy Hùng cho hay, trăn trở lớn của thầy là vấn đề ngoại ngữ của sinh viên học ngành này tại trường. Thuyền viên có năng lực tốt, khéo léo và chăm chỉ nhưng ngoại ngữ kém nên so với thuyền viên nước ngoài bị thua thiệt.
Ngoài các chính sách khuyến khích sinh viên học ngoại ngữ của nhà trường, mỗi tiết giảng, thầy Hùng cũng áp dụng cả ngoại ngữ giúp sinh viên nắm bắt được những từ thông dụng trong hàng hải.
“Để đào tạo nguồn nhân lực kỹ thuật chất lượng cao, đáp ứng được những đòi hỏi khắt khe của thị trường lao động trong và ngoài nước.
Đồng thời thoả mãn nhu cầu học nghề gắn với việc làm của người dân, mỗi thầy cô phải không ngừng đổi mới, cập nhật tri thức mới, học hỏi và nâng cao chất lượng giảng dạy”, nam giáo viên bộc bạch.
Bản thân thầy đã dùng chính câu chuyện của mình và các đồng nghiệp thành công trong nghề để truyền cảm hứng cho sinh viên và định hướng nghề nghiệp cho các đối tượng học sinh phổ thông.
Trong cuộc đời dạy học, thầy Hùng vẫn nhớ như in trường hợp sinh viên đặc biệt do chính mình hướng nghiệp và trực tiếp giảng dạy.
Người đó vốn là bạn cùng thời phổ thông với thầy Hùng, làm cho công ty than ở Quảng Ninh.
Qua sự tư vấn và định hướng của thầy Hùng, người bạn này đã xin nghỉ việc, đăng ký học ngành lái tàu ở trường Cao đẳng Hàng Hải I.
Trải qua thời gian làm nghề, phát triển, đến nay anh đã thành sĩ quan và có cuộc sống tốt, thu nhập cao.
“Đây là nghề có thu nhập khá nhưng vất vả, đòi hỏi người học phải có nghị lực vươn lên”, thầy Hùng nói.
Quá trình học, không ít em hoang mang, có ý định chuyển sang lĩnh vực khác. Thầy gọi em đó ra ngoài nói chuyện, động viên em tiếp tục theo đuổi.
Thầy Hùng quan niệm, trên giảng đường là thầy nhưng ra ngoài, coi các em như người thân, lúc đó mọi khoảng cách sẽ xóa nhòa.
Với sự nỗ lực không ngừng nghỉ, thầy giáo Vũ Ngọc Hùng nhiều năm liền là chiến sĩ thi đua cấp cơ sở, là điển hình tiên tiến của Cục Hàng Hải năm 2015- 2020, đạt giải Ba Giáo viên giỏi cấp Ngành Giao thông Vận Tải năm 2019 – 2020.
Quang Sơn
">Người thầy phía sau những chuyến tàu vươn khơi