Đại diện Công ty ITG chia sẻ về quyết định thành lập Trung tâm tư vấn chuyển đổi số tại buổi họp báo ngày 2/11.

Chia sẻ tại buổi họp báo ra mắt Trung tâm vào ngày 2/11, đại diện Công ty ITG cho biết, nền sản xuất công nghiệp Việt Nam có một đặc thù riêng về quy mô, quan điểm quản trị và văn hóa doanh nghiệp. Vấn đề lớn nhất của các doanh nghiệp là không biết nên bắt đầu từ đâu và làm chuyển đổi số như thế nào. Ngay cả những nhà máy lớn của các tập đoàn, doanh nghiệp hùng hậu về tiềm lực vẫn loay hoay lựa chọn hướng chuyển đổi. 

“Trung tâm ITG DX ra đời giúp doanh nghiệp tự hiểu rõ chính mình và có đủ kiến thức nền tảng để sẵn sàng chuyển đổi số. Các chuyên gia sẽ cùng doanh nghiệp tối ưu hóa nguồn lực, đồng hành trên từng chặng đường, từ việc kiến tạo tầm nhìn, số hóa, thông minh hóa… các nhà máy công xưởng, góp phần năng cao năng lực cạnh tranh, tạo đà bứt phá cho doanh nghiệp”, đại diện Công ty ITG chia sẻ.

Nhắm đến đối tượng khách hàng là cộng đồng doanh nghiệp tại Việt Nam và khu vực châu Á, Trung tâm tư vấn chuyển đổi số ITG DX định hướng các hoạt động sẽ tập trung kiến tạo 1 nền tảng tri thức chuyển đổi số cho doanh nghiệp, bao gồm cả từ nhận thức, triển khai cho đến lan tỏa các giá trị chuyển đổi số. 

Một cấu phần quan trọng của ITG DX chính là khu vực trực quan hóa giải pháp nhà máy thông minh 3S iFACTORY giúp chuyển đổi số toàn diện cho doanh nghiệp sản xuất. Tại đây, các doanh nghiệp có thể tìm hiểu về bài toán chuyển đổi số sản xuất từ hệ sinh thái các đối tác công nghệ như Intel Products Việt Nam, SATO Việt Nam, Advantech Việt Nam Technology hay Phenikaa - X.

Chuyển đổi số sẽ giúp các doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh, tạo đà phát triển trong tương lai.

Trước đó, cũng với mong muốn hỗ trợ doanh nghiệp Việt trong hành trình chuyển đổi số, từ cuối năm ngoái, VINASA đã xây dựng và cung cấp miễn phí 2 bộ tài liệu về 26 khung hướng dẫn chuyển đổi số cho doanh nghiệp nhỏ và vừa (SME) trong các ngành, lĩnh vực; và khung hướng dẫn chuyển đổi số cho các doanh nghiệp sản xuất, chế biến, chế tạo.

Với riêng doanh nghiệp SME, các bộ TT&TT, KH&ĐT đã và đang triển khai một số chương trình hỗ trợ chuyển đổi số. Được khởi động từ tháng 12/2020, Chương trình hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ chuyển đổi số - SMEdx của Bộ TT&TT giúp doanh nghiệp lựa chọn các nền tảng số xuất sắc để tiếp cận và sử dụng.

Đến nay, có 45 nền tảng số Make in Việt Nam của 27 doanh nghiệp được lựa chọn tham gia Chương trình SMEdx. Tính đến cuối tháng 9/2022, Chương trình có khoảng 490.923 doanh nghiệp SME được tiếp cận và trải nghiệm các nền tảng số Make in Việt Nam xuất sắc và có 62.047 doanh nghiệp chính thức sử dụng các nền tảng.

Vân Anh

" />

Thêm một địa chỉ hỗ trợ doanh nghiệp biết bắt đầu từ đâu khi chuyển đổi số

Trong kỷ nguyên cách mạng 4.0,êmmộtđịachỉhỗtrợdoanhnghiệpbiếtbắtđầutừđâukhichuyểnđổisốnovak djokovic việc ứng dụng công nghệ hiện đại, phát triển sản xuất thông minh và thực hiện chuyển đổi số là xu hướng tất yếu của các doanh nghiệp. 

Tuy nhiên, theo một khảo sát của Bộ Công Thương, mức độ sẵn sàng với cuộc cách mạng 4.0 của các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp đang ở mức thấp với điểm trung bình toàn ngành chỉ là 0,53/5. Cụ thể, năng lực tiếp cận của doanh nghiệp hạn chế ở cả 6 trụ cột gồm chiến lược và tổ chức, nhà máy thông minh, vận hành thông minh, dịch vụ dựa trên nền tảng dữ liệu, sản phẩm thông minh và người lao động. 

Bên cạnh đó, kết quả một khảo sát từ Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ CNTT Việt Nam (VINASA) cho thấy, có tới 92% số doanh nghiệp được hỏi cho biết có nhu cầu chuyển đổi số song chưa biết bắt đầu từ đâu, thực thi như thế nào. 

Thực tế trên là một trong những lý do để Công ty Công nghệ ITG, một doanh nghiệp chuyên cung cấp các giải pháp nhà máy thông minh và doanh nghiệp thông minh, quyết định thành lập Trung tâm tư vấn chuyển đổi số ITG DX.

Đại diện Công ty ITG chia sẻ về quyết định thành lập Trung tâm tư vấn chuyển đổi số tại buổi họp báo ngày 2/11.

Chia sẻ tại buổi họp báo ra mắt Trung tâm vào ngày 2/11, đại diện Công ty ITG cho biết, nền sản xuất công nghiệp Việt Nam có một đặc thù riêng về quy mô, quan điểm quản trị và văn hóa doanh nghiệp. Vấn đề lớn nhất của các doanh nghiệp là không biết nên bắt đầu từ đâu và làm chuyển đổi số như thế nào. Ngay cả những nhà máy lớn của các tập đoàn, doanh nghiệp hùng hậu về tiềm lực vẫn loay hoay lựa chọn hướng chuyển đổi. 

“Trung tâm ITG DX ra đời giúp doanh nghiệp tự hiểu rõ chính mình và có đủ kiến thức nền tảng để sẵn sàng chuyển đổi số. Các chuyên gia sẽ cùng doanh nghiệp tối ưu hóa nguồn lực, đồng hành trên từng chặng đường, từ việc kiến tạo tầm nhìn, số hóa, thông minh hóa… các nhà máy công xưởng, góp phần năng cao năng lực cạnh tranh, tạo đà bứt phá cho doanh nghiệp”, đại diện Công ty ITG chia sẻ.

Nhắm đến đối tượng khách hàng là cộng đồng doanh nghiệp tại Việt Nam và khu vực châu Á, Trung tâm tư vấn chuyển đổi số ITG DX định hướng các hoạt động sẽ tập trung kiến tạo 1 nền tảng tri thức chuyển đổi số cho doanh nghiệp, bao gồm cả từ nhận thức, triển khai cho đến lan tỏa các giá trị chuyển đổi số. 

Một cấu phần quan trọng của ITG DX chính là khu vực trực quan hóa giải pháp nhà máy thông minh 3S iFACTORY giúp chuyển đổi số toàn diện cho doanh nghiệp sản xuất. Tại đây, các doanh nghiệp có thể tìm hiểu về bài toán chuyển đổi số sản xuất từ hệ sinh thái các đối tác công nghệ như Intel Products Việt Nam, SATO Việt Nam, Advantech Việt Nam Technology hay Phenikaa - X.

Chuyển đổi số sẽ giúp các doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh, tạo đà phát triển trong tương lai.

Trước đó, cũng với mong muốn hỗ trợ doanh nghiệp Việt trong hành trình chuyển đổi số, từ cuối năm ngoái, VINASA đã xây dựng và cung cấp miễn phí 2 bộ tài liệu về 26 khung hướng dẫn chuyển đổi số cho doanh nghiệp nhỏ và vừa (SME) trong các ngành, lĩnh vực; và khung hướng dẫn chuyển đổi số cho các doanh nghiệp sản xuất, chế biến, chế tạo.

Với riêng doanh nghiệp SME, các bộ TT&TT, KH&ĐT đã và đang triển khai một số chương trình hỗ trợ chuyển đổi số. Được khởi động từ tháng 12/2020, Chương trình hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ chuyển đổi số - SMEdx của Bộ TT&TT giúp doanh nghiệp lựa chọn các nền tảng số xuất sắc để tiếp cận và sử dụng.

Đến nay, có 45 nền tảng số Make in Việt Nam của 27 doanh nghiệp được lựa chọn tham gia Chương trình SMEdx. Tính đến cuối tháng 9/2022, Chương trình có khoảng 490.923 doanh nghiệp SME được tiếp cận và trải nghiệm các nền tảng số Make in Việt Nam xuất sắc và có 62.047 doanh nghiệp chính thức sử dụng các nền tảng.

Vân Anh