3G đang “chín”, WiMax còn “ương”?

Lần đầu tiên kể từ năm 1996, một hội thảo có quy mô và lưu lượng thông tin lớn về vấn đề tần số và thông tin vô tuyến - “Hội thảo Thông tin vô tuyến và Quản lý tần số - Hiện tại và tương lai” vừa được Cục Tần số Vô tuyến điện (VTĐ) tổ chức ngày 6/6/2008 tại Hà Nội, với sự tham gia của những tên tuổi lớn như Rohde&Schwarz, Hua Wei, Qualcomm, Motorola, SK Telecom, VNPT, Viettel…

Đã đến lúc “lên 3G”, nhưng hãy cẩn thận

Ông Du Yeqing – Phó trưởng phòng bán hàng kỹ thuật Tập đoàn Hua Wei (Trung Quốc) cho biết, những thách thức đối với các nhà khai thác muốn triển khai 3G là số lượng khách hàng ngày càng tăng nhanh và cơ sở hạ tầng cũ muốn nâng cấp lên 3G (hoặc lên 3,5G và 4G) đòi hỏi phải đầu tư tốn kém. Song, theo ông Nguyễn Mạnh Hùng- Phó TGĐ Viettel, tỷ lệ thuê bao 3G tính trên tổng số thuê bao di động toàn cầu và tỷ lệ thuê bao di động của Việt Nam tính trên tổng số dân đã đạt đến mức có thể triển khai 3G tại Việt Nam và thời điểm hiện nay là chín muồi.

“Trong câu chuyện đầu tư lên 3G, nâng cấp thiết bị chỉ chiếm 10% tổng đầu tư của nhà khai thác (hiện giá thiết bị cũng đã giảm 5-7 lần) và chi phí đầu tư nâng cấp hạ tầng truyền dẫn chiếm tới 70%, trong khi đó hạ tầng truyền dẫn của Viettel với chiến lược cáp quang hóa từ nhiều năm qua về cơ bản đã đáp ứng cho 3G. Đây là một thuận lợi lớn của Viettel”, ông Hùng nói.

Đồng quan điểm rằng Việt Nam đã đến lúc “lên 3G” nhưng ông Jung Chang-Kwan, Giám đốc SK Telecom Vietnam thận trọng: “Cần tính toán kỹ lưỡng tới tất cả các yếu tố thị trường, hạ tầng cơ sở và thiết bị đầu cuối”.

Cũng theo ông Du Yeqing, trong một năm qua, 3G đã phát triển rất nhanh với 200 triệu thuê bao trên toàn thế giới, tập trung vào các thị trường châu Âu, Nhật, Mỹ, Hàn Quốc… và ngày càng nhiều người sử dụng các dịch vụ truy nhập vô tuyến tốc độ cao. Các thiết bị đầu cuối 3G cũng đã phát triển phong phú với hàng chục loại, tạo ra được nhiều sự lựa chọn cho người dùng. Hiện Hua Wei đã cung cấp các thiết bị tích hợp 2G và 3G cho nhà khai thác di động O2 và ký hợp đồng độc quyền cung cấp các thiết bị này cho Vodafone. Ông Du Yeqing cho biết, chính SK Telecom từ tháng 10/2007 đã nâng cấp mạng di động CDMA EV-DO của mình lên công nghệ HSPDA (tốc độ lên tới 7,2 Mb/s) và trong 7 tháng qua đã phát triển được 2,1 triệu thuê bao 3G.

Tuy nhiên, ông Nguyễn Mạnh Hùng cũng chia sẻ về “mối đe dọa” đối với các nhà khai thác khi lên 3G: Nếu không nhanh đổi mới phương thức kinh doanh thì sẽ trở thành người được hưởng lợi ít nhất trong chuỗi giá trị các dịch vụ mặc dù phải đầu tư hạ tầng tốn kém, trong khi đó người được hưởng lợi nhiều nhất lại là các nhà cung cấp dịch vụ nội dung số trên nền hạ tầng của các nhà khai thác 3G.

Các dịch vụ 3G hứa hẹn hấp dẫn người dùng

Các dịch vụ 3G mà SK Telecom đã cung cấp tại Hàn Quốc như điện thoại video, video giám sát từ xa… chắc chắn sẽ hấp dẫn người dùng Việt Nam. Sẽ rất tiện ích nếu các bậc phụ huynh bất cứ lúc nào muốn đều có thể biết được con mình đang làm gì ở nhà trẻ thông qua dịch vụ video giám sát từ xa. Hay với dịch vụ thoại video, hai người có thể vừa nói chuyện vừa biết được đối phương đang ở đâu thông qua các camera ghi hình trên điện thoại 3G và chuyển tải trực tiếp hình ảnh thực giữa hai thuê bao.

" />

3G đang “chín”, WiMax còn “ương”?

Các nhà quản lý và doanh nghiệp bàn về tương lai công nghệ 3G và WiMax tại Hội thảo về tần óố và thông tin vô tuyến vừa qua. Ảnh: Thế Tùng
3G đang “chín”,chínlichbongda WiMax còn “ương”?

Lần đầu tiên kể từ năm 1996, một hội thảo có quy mô và lưu lượng thông tin lớn về vấn đề tần số và thông tin vô tuyến - “Hội thảo Thông tin vô tuyến và Quản lý tần số - Hiện tại và tương lai” vừa được Cục Tần số Vô tuyến điện (VTĐ) tổ chức ngày 6/6/2008 tại Hà Nội, với sự tham gia của những tên tuổi lớn như Rohde&Schwarz, Hua Wei, Qualcomm, Motorola, SK Telecom, VNPT, Viettel…

Đã đến lúc “lên 3G”, nhưng hãy cẩn thận

Ông Du Yeqing – Phó trưởng phòng bán hàng kỹ thuật Tập đoàn Hua Wei (Trung Quốc) cho biết, những thách thức đối với các nhà khai thác muốn triển khai 3G là số lượng khách hàng ngày càng tăng nhanh và cơ sở hạ tầng cũ muốn nâng cấp lên 3G (hoặc lên 3,5G và 4G) đòi hỏi phải đầu tư tốn kém. Song, theo ông Nguyễn Mạnh Hùng- Phó TGĐ Viettel, tỷ lệ thuê bao 3G tính trên tổng số thuê bao di động toàn cầu và tỷ lệ thuê bao di động của Việt Nam tính trên tổng số dân đã đạt đến mức có thể triển khai 3G tại Việt Nam và thời điểm hiện nay là chín muồi.

“Trong câu chuyện đầu tư lên 3G, nâng cấp thiết bị chỉ chiếm 10% tổng đầu tư của nhà khai thác (hiện giá thiết bị cũng đã giảm 5-7 lần) và chi phí đầu tư nâng cấp hạ tầng truyền dẫn chiếm tới 70%, trong khi đó hạ tầng truyền dẫn của Viettel với chiến lược cáp quang hóa từ nhiều năm qua về cơ bản đã đáp ứng cho 3G. Đây là một thuận lợi lớn của Viettel”, ông Hùng nói.

Đồng quan điểm rằng Việt Nam đã đến lúc “lên 3G” nhưng ông Jung Chang-Kwan, Giám đốc SK Telecom Vietnam thận trọng: “Cần tính toán kỹ lưỡng tới tất cả các yếu tố thị trường, hạ tầng cơ sở và thiết bị đầu cuối”.

Cũng theo ông Du Yeqing, trong một năm qua, 3G đã phát triển rất nhanh với 200 triệu thuê bao trên toàn thế giới, tập trung vào các thị trường châu Âu, Nhật, Mỹ, Hàn Quốc… và ngày càng nhiều người sử dụng các dịch vụ truy nhập vô tuyến tốc độ cao. Các thiết bị đầu cuối 3G cũng đã phát triển phong phú với hàng chục loại, tạo ra được nhiều sự lựa chọn cho người dùng. Hiện Hua Wei đã cung cấp các thiết bị tích hợp 2G và 3G cho nhà khai thác di động O2 và ký hợp đồng độc quyền cung cấp các thiết bị này cho Vodafone. Ông Du Yeqing cho biết, chính SK Telecom từ tháng 10/2007 đã nâng cấp mạng di động CDMA EV-DO của mình lên công nghệ HSPDA (tốc độ lên tới 7,2 Mb/s) và trong 7 tháng qua đã phát triển được 2,1 triệu thuê bao 3G.

Tuy nhiên, ông Nguyễn Mạnh Hùng cũng chia sẻ về “mối đe dọa” đối với các nhà khai thác khi lên 3G: Nếu không nhanh đổi mới phương thức kinh doanh thì sẽ trở thành người được hưởng lợi ít nhất trong chuỗi giá trị các dịch vụ mặc dù phải đầu tư hạ tầng tốn kém, trong khi đó người được hưởng lợi nhiều nhất lại là các nhà cung cấp dịch vụ nội dung số trên nền hạ tầng của các nhà khai thác 3G.

Các dịch vụ 3G hứa hẹn hấp dẫn người dùng

Các dịch vụ 3G mà SK Telecom đã cung cấp tại Hàn Quốc như điện thoại video, video giám sát từ xa… chắc chắn sẽ hấp dẫn người dùng Việt Nam. Sẽ rất tiện ích nếu các bậc phụ huynh bất cứ lúc nào muốn đều có thể biết được con mình đang làm gì ở nhà trẻ thông qua dịch vụ video giám sát từ xa. Hay với dịch vụ thoại video, hai người có thể vừa nói chuyện vừa biết được đối phương đang ở đâu thông qua các camera ghi hình trên điện thoại 3G và chuyển tải trực tiếp hình ảnh thực giữa hai thuê bao.