您现在的位置是:NEWS > Bóng đá
Nhận định, soi kèo Odisha vs Hyderabad, 21h00 ngày 14/2: Khó cho cửa dưới
NEWS2025-02-17 07:53:13【Bóng đá】5人已围观
简介 Hư Vân - 14/02/2025 04:35 Nhận định bóng đá g bóng đá v leaguebóng đá v league、、
很赞哦!(32614)
相关文章
- Cristiano Ronaldo tuyên chiến Lionel Messi sau The Best 2019
- Australian Open 2017: Andy Murray dừng bước ở vòng 4
- Phải làm gì khi lỡ dính bẫy lừa mua bán nhà đất
- Phải thi 4 môn để vào được lớp 10, Hà Nội quá bảo thủ?
- Victoria Healthcare tổ chức tọa đàm kết nối doanh nghiệp
- Video bàn thắng TPHCM 0
- Quy định cụ thể 8 trường hợp nhà chưa có sổ đỏ vẫn được phép mua bán
- Tổng thống Biden chỉ trích ông Trump, tự hào khi NATO mở rộng sát biên giới Nga
- MU khủng hoảng: MU trả giá vì sai lầm của Solskjaer
- Video UAV Ukraine tập kích xe tăng 'Ngày tận thế' siêu hiếm của Nga
热门文章
站长推荐
BMW 5-Series được nâng mức ưu đãi giảm giá lên tới 290 triệu đồng ở đợt khuyến mãi này.
Ở phân khúc xe phổ thông cũng ghi nhận nhiều mẫu xe vốn đã gây sốt khi được giảm giá mạnh trong tháng 11 nay còn được nâng mức giảm hấp dẫn hơn. Đơn cử như Toyota Innova, nếu như tháng 11, Toyota Innova 2019 được khuyến mãi từ 20- 45 triệu đồng tùy phiên bản thì sang tháng 12, mức giảm đã tăng kịch sàn lên đến xấp xỉ 100 triệu đồng.
Sang tháng 12, mức giảm dành cho xe Toyota Innova đã tăng kịch sàn lên đến xấp xỉ 100 triệu đồng. Cụ thể tại khu vực Hà Nội, phiên bản Innova 2.0E được khuyến mãi khoảng 80 triệu đồng, trong đó bao gồm giảm giá tiền mặt và hỗ trợ lệ phí trước bạ khoảng 70 triệu đồng kèm với đó là bộ phụ kiện trị giá 10 triệu đồng.
Phiên bản Innova 2.0G được khuyến mãi 60 triệu đồng, bao gồm 55 triệu đồng tiền mặt và 5 triệu phụ kiện. Các phiên bản còn lại như 2.0V và Venturer được giảm giá tiền mặt khoảng 20 triệu đồng.Toyota Innova hiện đang được phân phối với 4 phiên bản cùng mức giá niêm yết lần lượt là: 771 triệu đồng với bản 2.0E; 847 triệu đồng với bản 2.0G; 878 triệu đồng với phiên bản Venturer và 971 triệu đồng với phiên bản 2.0V.
Cùng với Innova, mẫu xe hot của nhà Toyota, Fortuner cũng được các đại lý nâng mức giảm đáng kể từ giảm 140 triệu đồng trong tháng 11 lên giảm 155 triệu ngay những ngày đầu tháng 12. Theo đó. phiên bản Fortuner 2.4G máy dầu một cầu số sàn đang được khuyến mãi cao nhất với tổng trị giá lên đến 155 triệu đồng. Trong đó bao gồm: giảm giá tiền mặt và hỗ trợ lệ phí trước bạ 90 triệu đồng cộng với 1 năm bảo hiểm vật chất trị giá 15 triệu đồng đi kèm phiếu quà và bộ phụ kiện trị giá 50 triệu đồng.
Fortuner cũng được các đại lý nâng mức giảm đáng kể từ giảm 140 triệu đồng trong tháng 11 lên giảm 155 triệu ngay những ngày đầu tháng 12. Phiên bản Fortuner 2.4G máy dầu một cầu số tự động được khuyến mãi 86 triệu đồng, trong đó bao gồm giảm giá tiền mặt 70 triệu đồng, bảo hiểm vật chất trị giá 16 triệu đồng, cùng bộ phụ kiện dán kính, trải sàn...
Tháng cuối cùng của năm 2019, một số đại lý uỷ quyền của Honda Việt Nam cũng tiến hành giảm giá bán và tặng gói phụ kiện đi kèm đối với mẫu xe CR-V, cao nhất lên tới gần 100 triệu đồng.
Honda CR-V. Cụ thể, khách hàng khi mua mẫu xe Honda CR-V phiên bản E sẽ nhận được tiền mặt 55 triệu đồng và gói phụ kiện trị giá 40 triệu đồng. Ở tháng trước đó, phiên bản này cũng được đại lý giảm giá bán 50 triệu đồng.
Đối với phiên bản CR-V G, khách hàng khi mua xe sẽ được tặng 15 triệu đồng tiền mặt và quà tặng phụ kiện đi kèm trị giá 40 triệu đồng.
Trong tháng 12/2019, Honda CR-V phiên bản G được giảm 30 triệu đồng, nhiều hơn chương trình ưu đãi của tháng 12 là 15 triệu đồng.
Như Vietnamnet đưa tin, từ đầu tháng 10 đến nay có gần 30 mẫu xe giảm giá, mức giảm sâu nhất tới thời điểm hiện tại là 300 triệu đồng, trái ngược với thông lệ tăng giá xe dịp cuối năm. Dù vậy, nhiều dự đoán, cơn lốc giảm giá xe vẫn chưa dừng lại và nhiều khả năng sẽ càng giảm mạnh vào thời điểm cận Tết.
Chi Bảo
Giá ô tô tháng 12 đón tiếp cơn lốc siêu giảm giá
Thị trường ô tô cuối năm gần kề. Trong khi phân khúc xe hạng sang và tầm trung đua nhau tạo nhiệt với những mức giảm giá khủng vài trăm triệu, thì nhiều mẫu xe giá rẻ khác cũng không nằm ngoài cuộc.
">Nhiều xe hot được nâng mức giảm giá trong tháng 12
Trường trở thành cơ sở giáo dục Việt Nam đầu tiên đạt chuẩn kiểm định toàn diện ngay sau vòng kiểm định đầu tiên.
WASC là 1 trong 6 cơ quan kiểm định của Hoa Kỳ thực hiện kiểm định trường phổ thông và đại học trên toàn thế giới.
WASC đánh giá các nhà trường trên tất cả các lĩnh vực, từ sứ mệnh, tầm nhìn, giá trị cốt lõi cho đến chất lượng dạy và học, kết quả đầu ra của học sinh, năng lực đội ngũ, hệ thống kiểm soát chất lượng, cơ sở vật chất, qui trình vận hành, quản lý… Ngoài việc nghiên cứu báo cáo, tài liệu, hội đồng kiểm định WASC còn dự giờ các tiết học, phỏng vấn lãnh đạo, cán bộ, giáo viên, nhân viên và nhiều phụ huynh, học sinh...
Bản báo cáo sau kiểm định chỉ ra 14 điểm mạnh của trường. Trong đó toàn bộ chính sách, quy trình và hành động thể hiện rõ việc đặt học sinh ở trung tâm, xem hạnh phúc và hiệu quả học tập của mỗi học trò là ưu tiên số 1; Chương trình giáo dục hiệu quả cao, tích hợp được những tiêu chuẩn quốc tế hiện đại và tiên tiến… Ngoài ra, thành tích học tập của học sinh được đánh giá là vượt trội và thể hiện trong các tiêu chuẩn học thuật lẫn sự phát triển về năng lực, phẩm chất và nhân cách.
“Kiểm định quốc tế thành công đã giúp chúng tôi khẳng định một điều: một trường học đẳng cấp quốc tế không nhất thiết cứ phải là nơi chỉ dạy các chương trình nước ngoài. Nhập khẩu giáo trình ngoại chưa chắc làm nên chất lượng chuẩn quốc tế. Thực tế là ngôi trường chỉ chất lượng và hiệu quả khi triết lý và cách tiếp cận của nhà trường, các chính sách, quy trình vận hành, và quan trọng nhất là năng lực, tâm huyết của đội ngũ giảng dạy thực sự lấy người học làm trung tâm. Khi lấy học sinh làm trung tâm, các nhà trường sẽ có động lực để hoàn thiện từ chương trình tới công tác giảng dạy, đào tạo, giám sát chất lượng, quy trình,… để có được sự phát triển phù hợp nhất cho mỗi đứa trẻ. Và khi chứng minh được điều đó, trường học sẽ khẳng định được chất lượng của mình đạt tiêu chuẩn quốc tế”, bà Phạm Thị Minh An, Phó chủ tịch HĐQT phụ trách chuyên môn Trường phổ thông liên cấp Olympia chia sẻ.
Theo quy định của WASC, chu kỳ kiểm định thường kéo dài 5-6 năm.
Quỳnh Trang
Trường THPT công lập đầu tiên được tự chủ biên chế
UBND TP Hà Nội vừa ban hành quyết định về việc giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế giai đoạn 2020-2023 cho Trường THPT Phan Huy Chú - Đống Đa.
">Một trường học Hà Nội đạt chuẩn kiểm định quốc tế
Cuối tháng 2/2021, Hải Phòng đã quyết định bỏ môn thi tổ hợp tại kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT của Sở GD-ĐT trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 gây ảnh hưởng tới việc học của học sinh.
Theo đó, học sinh khối 9 thi tuyển vào lớp 10 sẽ chỉ phải thi với 3 môn: Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ thay vì thi Toán, Ngữ văn và bài thi tổ hợp gồm 2 môn (môn Ngoại ngữ cùng 1 môn trong số các môn Vật lý, Hóa học, Sinh học, Lịch sử, Địa lý, Giáo dục công dân) như kế hoạch tuyển sinh được duyệt trước đó.
Thí sinh tham dự kỳ thi vào lớp 10 ở Hà Nội năm 2021. Ảnh: Thanh Hùng Một năm trước đó, Sở GD-ĐT Hải Phòng thậm chí còn đề xuất điều chỉnh kế hoạch tuyển sinh vào lớp 10 bằng việc chỉ thực hiện 2 bài thi là Toán và Ngữ văn, bỏ bài thi tổ hợp gồm 2 môn thi Tiếng Anh và 1 môn trong số các môn Vật Lý, Hóa học, Sinh học, Lịch sử, Địa lý, Giáo dục công dân.
Cũng từ năm 2020, Bắc Giang giảm môn thi thứ tư, chỉ tổ chức cho học sinh dự thi 3 môn là Ngữ văn, Toán và Tiếng Anh.
5 năm trở lại đây, kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 ở Nghệ An liên tục có sự điều chỉnh. Trước đó, Nghệ An tuyển sinh lớp 10 với 3 môn là Toán, Ngữ văn và 1 môn bốc thăm ngẫu nhiên.
Đến năm học 2018-2019, ngoài 2 môn bắt buộc là Toán và Ngữ văn, môn thi thứ 3 là môn tổ hợp (gồm Ngoại ngữ và 1 môn thuộc tổ hợp môn Khoa học tự nhiên và 1 môn thuộc tổ hợp Khoa học xã hội).
Từ 2 năm trở lại đây, do ảnh hưởng của dịch bệnh, Nghệ An trở lại áp dụng 3 môn thi ở kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10, đó là Toán, Ngữ văn và Ngoại ngữ…
Còn tại Bà Rịa - Vũng Tàu, cách đây 10 năm, việc tuyển sinh vào lớp 10 ở Bà Rịa - Vũng Tàu thậm chí chỉ bằng hai môn Toán, Ngữ văn.
Từ năm 2010, tỉnh này đưa thêm môn Ngoại ngữ, cụ thể là Tiếng Anh vào kỳ tuyển sinh lớp 10, với mục đích để hội nhập. Mặt khác, theo bà Nguyễn Thị Ngọc Châu, Giám đốc Sở GD-ĐT Bà Rịa - Vũng Tàu thì điều này cũng xuất phát từ mong muốn trình độ Tiếng Anh của học sinh phổ thông được nâng lên. Đồng hành với việc tuyển sinh này, Sở GD-ĐT cũng có nhiều chương trình hỗ trợ học sinh trong các kỳ thi chứng chỉ quốc tế.
Trong khi đó, TP.HCM giữ ổn định kỳ thi vào học sinh thi vào lớp 10 với 3 môn thi là Toán, Văn, Ngoại Ngữ, với điểm môn Toán và Ngữ văn hệ số 2, điểm ngoại ngữ tính hệ số 1. Tuy nhiên từ năm 2021, điểm cả 3 môn này đều tính hệ số 1. Lý do đổi, theo lãnh đạo Sở GD-ĐT TP.HCM, là nhằm khẳng định tầm quan trọng của môn Ngoại ngữ bởi đây là môn học quan trọng, nền tảng trong quá trình đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho thành phố…
Có đảm bảo chất lượng học tập và tuyển sinh?
Vậy thì với phương án thi 3 môn đáp ứng đến đâu nhu cầu chọn học sinh vào lớp 10, hay nhất định phải có thêm một môn thi được công bố vào giờ chót để ngăn chặn nạn học tủ, học lệch và đảm bảo chất lượng tuyển chọn?
Ông Hà Hữu Thạch, Hiệu trưởng Trường THPT Lê Quý Đôn (TP.HCM) cho hay việc tuyển sinh vào lớp 10 bằng 3 môn Toán, Ngữ Văn, Ngoại ngữ đã đánh giá được năng lực của học sinh.
“Trong nhiều năm qua, TP.HCM tuyển sinh lớp 10 ổn định bằng 3 môn Toán, Ngữ Văn, Ngoại ngữ. Là nơi tiếp nhận học sinh THCS để đào tạo ở bậc cao hơn, tôi nhìn nhận phương án này là đủ để đánh giá được toàn diện học sinh” – ông Thạch chia sẻ.
Theo ông Thạch, đây là 3 môn học đặc trưng, trong đó môn Toán đại diện cho khối Tự nhiên, Ngữ văn cho khối xã hội còn Ngoại ngữ là môn đại diện cho ngôn ngữ.
“Nếu có thêm 1 môn thi nữa cũng không thực sự cần thiết” – ông Thạch chia sẻ quan điểm.
Thí sinh tham dự kỳ thi vào lớp 10 ở TP.HCM năm 2020. Ảnh: Thanh Tùng Ông Nguyễn Vạn Phúc, nguyên Hiệu trưởng THCS Bạch Đằng (Quận 3, TP.HCM) thì cho rằng thi ít hay nhiều môn thực ra là do quan điểm của lãnh đạo ngành ở địa phương đó.
Về việc sợ học sinh vì học các môn thi mà bỏ qua môn khác, là một lãnh đạo trường THCS lâu năm, ông Phúc chia sẻ kinh nghiệm là cần xác định với giáo viên “môn phụ” rằng đây là những môn nhằm hỗ trợ kiến thức, kỹ năng sống cho học sinh, nên cần phải dạy để các em nghe, hiểu, nắm vấn đề cơ bản.
“Ví dụ như môn Giáo dục công dân các em học luật, học về quyền trẻ em để không vi phạm pháp luật. Các môn Lý, Hóa, Sinh dù không thi nhưng là tiền đề để học ở cấp 3. Giáo viên cần định hướng tư tưởng cho học sinh để các em học.
Hay ví dụ như nếu bảo thấy học sinh yếu Sử thì cho thi Sử để các em chịu học, tôi thấy không chính xác. Ở TP.HCM, chúng tôi cho học sinh “nhớ Sử” qua các câu chuyện, bài thơ. Ví dụ nói đến khởi nghĩa bãi Sậy là nói đến Nguyễn Thiện Thuật, hay nói đến những chiếc lá đục chữ thả trôi sông là nhớ ngay về Nguyễn Trãi… Giáo viên hình tượng hóa sự kiện lịch sử qua các câu chuyện để học sinh dễ nhớ”.
Một vị Hiệu trưởng THCS khác thì phân tích lý do thi lớp 10 mấy môn không ảnh hưởng gì tới chất lượng tuyển chọn học sinh lớp ở khía cạnh khác.
Vị này bày tỏ chất lượng học online sau 2 năm qua chỉ được khoảng phân nửa so với chất lượng học trực tiếp.
“Mùa dịch vừa rồi tôi chứng kiến một số học sinh trước đó nhà trường nhắm không thể lên lớp thì cuối cùng vẫn được lên do kết quả thi online của các em cao. Do dịch phải có những cái chấp nhận, khi học lại phải tính tiếp.
Còn phân tích theo tâm lý học sinh, từ lớp 1 đến lớp 9, thường học sinh nữ học rất giỏi, lý do là chịu khó, cẩn thận và nhớ tốt hơn nam sinh. Do đặc điểm tâm sinh lý nên với nam sinh thì ở những bậc học dưới ham chơi hơn ham học, thường phải lên tới lớp 10 mới chuyên chú. Cần nắm đặc điểm để hướng dẫn các em”.
Do đó, theo vị này, quan trọng là người lãnh đạo ngành ở địa phương xác định mục tiêu cần đạt là gì, mà tổ chức một kỳ thi cho phù hợp tình hình thực tế.
Ông Thái Văn Thành, Giám đốc Sở GD-ĐT Nghệ An, cho biết thời điểm hiện nay chưa thể chia sẻ nhiều về dự kiến thi vào lớp 10 của Nghệ An trong năm nay.
Tuy nhiên, được biết đầu tháng 12/2021, Sở GD-ĐT Nghệ An hoàn thành việc lấy ý kiến về việc thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT năm học 2022-2023 với các môn thi và hệ số là: 3 môn Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ cùng hệ số 1 (ở các kỳ thi trước đó, Toán và Ngữ văn được tính điểm số 2 và môn còn lại được tính điểm số 1).
Kết quả là trong số 21 phòng giáo dục và đào tạo và 400 trường THCS có 18 phòng đồng ý với phương án này (tỷ lệ 85,71%), số phòng không đồng ý là 3 phòng (tỷ lệ 14,29%); số trường THCS đồng ý là 289 trường (tỷ lệ 72,25%) và số trường không đồng ý là 111 trường (tỷ lệ 27,75%).
Ở bậc THPT, qua lấy ý kiến 90 trường, có 85 trường trả lời. Trong đó, có 79 trường đồng ý với phương án này (tỷ lệ 92,94%) và số trường không đồng ý là 6 trường (tỷ lệ 7,06%).
Sở GD-ĐT Nghệ An cho rằng việc điều chỉnh hệ số về cơ bản không ảnh hưởng nhiều đến việc tuyển sinh của các nhà trường. Mục đích của Sở GD-ĐT là thay đổi hệ số trong xét tuyển để góp phần nâng cao chất lượng dạy và học ngoại ngữ ở các nhà trường và khuyến khích việc học ngoại ngữ ở tất cả các học sinh.
Dự kiến, Sở sẽ xem xét và quyết định có áp dụng hay không trong các kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 sắp tới.
Còn theo bà Nguyễn Thị Ngọc Châu, đến năm học này Vũng Tàu chưa có định hướng mới về việc thay đổi việc tuyển sinh lớp 10 và vẫn giữ ổn định việc tuyển sinh dựa vào 3 môn Toán, Văn, Ngoại ngữ.
“Khi thực hiện đầy đủ Chương trình Giáo dục phổ thông mới thì có thể sẽ có những thay đổi. Tuy nhiên, trong thời gian trước mắt Bà Rịa - Vũng Tàu vẫn giữ ổn định 3 môn Toán, Văn, Ngoại ngữ thi vào lớp 10, và chúng tôi thấy phương án này vẫn đáp ứng được nhu cầu tuyển sinh vào THPT cũng như đảm bảo chất lượng giáo dục ở bậc học dưới” – bà Châu khẳng định.
Trước đó, ông Phạm Xuân Tiến, Phó Giám đốc Sở GD-ĐT Hà Nội cho biết, ngoài ba môn thi bắt buộc là Ngữ văn, Toán, Ngoại ngữ, học sinh sẽ biết môn thi thứ tư vào tháng 3. Đây là quy định đã được duy trì nhiều năm gần đây.
Với ý kiến đề xuất công bố sớm môn thi thứ tư vào lớp 10 năm nay, ông Tiến cho rằng: “Nếu công bố sớm môn thi thứ tư, học sinh sẽ không học các môn không thi, từ đó dẫn đến không đảm bảo chất lượng dạy và học”.
Phương Chi – Lê Huyền
Điểm chuẩn vào lớp 10 Hà Nội cao nhất 53,3 điểm
Chiều tối nay 28/6, Sở GD-ĐT Hà Nội công bố điểm chuẩn vào lớp 10 công lập năm 2021. Trong đó, cao nhất là điểm chuẩn vào Trường THPT Chu Văn An với 53,3 điểm.
">Phải thi 4 môn để vào được lớp 10, Hà Nội quá bảo thủ?
Sự việc xảy ra tại Trường THCS Chánh Nghĩa (thuộc phường Chánh Nghĩa, TP Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương) vào sáng nay (1/3).
Trường THCS Chánh Nghĩa nơi xảy ra vụ việc - Ảnh: X.A Trao đổi với PV VietNamNet vào chiều nay (1/3), Hiệu trưởng Trường THCS Chánh Nghĩa xác nhận vừa xảy ra vụ việc phụ huynh hành hung học sinh ngay tại trường học. Ngay trong chiều cùng ngày, Ban giám hiệu nhà trường đã yêu cầu các những người liên quan tường trình, báo cáo sự việc.
Bên cạnh đó, nhà trường cũng phối hợp với cơ quan công an làm việc với người hành hung học sinh.
Theo báo cáo của giáo viên chủ nhiệm lớp 9A3, vào buổi học ngày 28/2, em H.V.H và N.H.G.K (cùng SN 2007, ngồi chung bàn) xảy ra mâu thuẫn trong lúc đi vào chỗ ngồi.
Đến tiết học cuối buổi, hai em này hẹn nhau ở lại lớp để đánh nhau, hậu quả K. bị H. đánh làm gãy xương vai.
Sau khi được phía phụ huynh em K. thông báo về vụ việc, đến sáng nay giáo viên chủ nhiệm lớp 9A3 đã mời 2 em học sinh này cùng phụ huynh đến phòng làm việc của nhà trường để hòa giải, đi cùng có em T.N.G.T (lớp trưởng).
Trong lúc các em học sinh và phụ huynh chuẩn bị vào phòng làm việc thì em T. thấy mẹ của K. định đánh H. nên can ngăn. Tuy nhiên, người phụ nữ này sau đó đã vào tấn công vào vùng đầu, mặt và người của em T. khiến học sinh này bị thương tích, phải nhập viện theo dõi sức khỏe.
Ngay sai khi xảy ra sự việc, nhà trường đã thông báo cho cơ quan công an để phối hợp giải quyết, đồng thời mời người phụ nữ này về trụ sở để lấy lời khai.
Theo ông Định, hiện cơ quan công an đang chờ giám định thương tích của bệnh viện để có biện pháp xử lý tiếp theo.
Thách thức nhau qua mạng xã hội, nữ sinh lớp 7 bị đánh dã man
Vụ việc xảy ra sau giờ tan học tại khu vực đường phía sau cổng phụ Trường THPT Phan Thành Tài, xuất phát từ mâu thuẫn trên mạng xã hội.
">Nữ sinh lớp 9 ở Bình Dương bị hành hung ngay tại trường học
Truyện Vũ Luyện Điên Phong (Võ Luyện Đỉnh Phong)
Fred nhiều khả năng rời sân Old Trafford thời gian tới Chuyên gia chuyển nhượng Fabrizio Romano tiết lộ, Fred đã ký hợp đồng với người đại diện mới nhằm dàn xếp cho cuộc ra đi.
Động thái này xảy ra sau khi Fred cùng các đồng đội trở lại tập trung ở Carrington chuẩn bị cho mùa giải 2023/24.
Dự kiến trong những ngày tới, Fulham sẽ gửi lời đề nghị chính thức hỏi mua chàng tiền vệ 30 tuổi. Các đội bóng lắm tiền Saudi Arabia cũng sẵn sàng lao vào cuộc đua giành chữ ký Fred.
Tuần trước, anh bóng gió chuyển đến Fulham khi đăng tấm hình đường phố London trên trang Instagram cá nhân.
HLV trưởng Fulham - Marco Silva rất thích Fred và từng gặp riêng mời anh về sân Craven Cottage sau trận đấu cuối cùng mùa trước.
MU muốn thu về ít nhất 20 triệu bảng trong thương vụ này. Mùa giải trước, Fred sắm vai kép phụ trên hàng tiền vệ nhưng cũng ghi được 6 bàn và có 6 pha kiến tạo cho MU.
">Fred tìm đường tháo chạy khỏi MU
Từ Quảng Trị vào Đà Nẵng học, Hồ Văn Nhiên (sinh viên Trường ĐH Duy Tân) cho biết, trước kia đổ đầy bình xăng xe máy mất khoảng 80.000 đồng, tuy nhiên hiện tại, nam sinh viên phải chi gần 110.000 đồng mới đầy bình.
“Ở quê ba mẹ cũng vất vả lắm nên tôi không dám xin thêm tiền sinh hoạt phí. Bây giờ tôi cũng thay đổi thói quen sinh hoạt như mua mì tôm hoặc bánh mì về ăn sáng và cũng hạn chế về thăm nhà như trước để dành tiền lại đổ xăng đi học. Nếu giá xăng tiếp tục tăng thì tôi sẽ lựa chọn cách đi bộ đến địa điểm học gần trọ, thay vì chạy xe máy”, Nhiên chia sẻ.
Nguyễn Thị Thu Mai đang đau đầu trong việc cân đo đong đếm chi phí sinh hoạt khi quãng đường đi học lên đến 15km Cùng cảnh ngộ, Nguyễn Văn Trọng (sinh viên năm cuối, Trường CĐ Kinh tế Kế hoạch Đà Nẵng) hằng ngày phải di chuyển hơn 40km đến nơi thực tập ở quận Ngũ Hành Sơn và về lại phòng trọ ở quận Liên Chiểu. Mỗi ngày nam sinh tốn khoảng 20.000 đồng tiền xăng. Nếu tính theo chi phí hiện tại mỗi tháng, chi phí đi học bằng xe máy khoảng 600.000 đồng.
“Giá xăng tăng liên tục nên tôi cũng thấy mệt mỏi trong tính toán chi tiêu. Đời sống sinh viên với đủ nỗi lo nào là tiền trọ, tiền ăn, tiền học phí, giờ đến lượt xăng tăng thì càng còng lưng gánh nỗi lo. Tôi hy vọng trong thời gian tới giá xăng sẽ giảm để có thể bớt trăn trở về việc đi lại và thoải mái học tập hơn", Trọng nói.
Chuyển đổi phương tiện đi lại
Bạn Lê Thanh Nghĩa (21 tuổi, sinh viên năm 3 Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn - ĐHQG TP.HCM) cho biết đang có dự định chuyển phương tiện đi lại.
Lê Thanh Nghĩa đang khổ sở trước việc giá xăng tăng cao, và đang có dự định chuyển phương tiện đi lại “Mình ở quận 10, sang quận 1 học với quãng đường hơn 10km. Chiếc xe wave của mình ít hao xăng, trước đây mình cứ nghĩ xăng không phải nỗi lo của bản thân nhưng giờ thì ngược lại hoàn toàn”, Nghĩa bộc bạch.
Lúc trước, Nghĩa đổ xăng 50.000 đồng đi được 5 ngày, nhưng bây giờ cũng với từng đó tiền, cậu sinh viên năm 3 này chỉ di chuyển được trong 3 ngày.
Nghĩa cho hay, trước đây thường xuyên về quê tại TP Mỹ Tho (tỉnh Tiền Giang, cách nơi ở của Nghĩa khoảng 80km). Nhưng khi giá xăng tăng, Nghĩa đã hạn chế việc về nhà để đỡ phần chi phí.
“Với số tiền 3 triệu đồng/tháng bố mẹ cho để lo chi phí sinh hoạt, khi giá xăng đến 30.000 đồng thì khả năng mình sẽ chuyển sang đi xe buýt, hoặc đi cùng bạn để hai người chia nhau tiền xăng cho đỡ tốn”, Nghĩa chia sẻ.
Còn với bạn Ngô Thanh Huyền (sinh viên năm 3 tại Học viện Báo chí và Tuyên Truyền), phải đi làm thêm đề bù vào tiền xăng xe. “Giá xăng tăng khiến mình mất nhiều khoản tiền hơn cho việc đi lại, và hạn chế di chuyển những nơi không cần thiết.
Trước đây mỗi khi học hay khi tâm trạng không được tốt, mình đều chạy ra phía ngoại ô để thư giãn, nhưng từ khi xăng tăng thì mình hạn chế”, Huyền nói.
Cắt giảm chi phí sinh hoạt
Nguyễn Thị Thu Mai (sinh viên năm 2, Trường ĐH Khoa học – ĐH Huế) cũng đang đau đầu cân đo đong đếm chi phí sinh hoạt khi quãng đường đi học lên đến 15km.
Vì nhà cách trường 15km, khoảng cách nửa chừng nên Mai quyết định đi học bằng xe máy mà không thuê trọ. Với Mai, mỗi ngày đi học mất khoảng 20-30.000 đồng tiền xăng.
Nguyễn Thị Quỳnh Chiêu đang xem xét lại việc chi tiêu cho bản thân khi xăng tăng giá “Đó chỉ là những ngày mình đi học một buổi. Những ngày đi học 2 buổi thì số tiền đó gấp đôi lên. Bản thân mình không muốn ở lại qua trưa tại TP nên quyết định chạy về nhà".
Vì ở nhà nên chi phí sinh hoạt chưa kể xăng xe của Mai mỗi tháng bố mẹ cho khoảng 1 triệu đồng. Tiền xăng trước đây khoảng 400.000 đồng thì bây giờ lên đến khoảng 6-700.000 đồng.
Nữ sinh năm 2 nói dự định chuyển sang xe buýt nhưng lo không chủ động thời gian nên chưa biết phải giải quyết như nào cho ổn thỏa.
Cùng trường với Mai, Nguyễn Thị Quỳnh Chiêu (sinh viên năm 3, quê ở huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam) cho hay, tiền xăng xe đi lại của mình khoảng 250.000 đồng/tháng, hiện đã lên 400.000 đồng.
"Để bù chi phí này, những khoản khác như tiêu vặt, mua sắm mình phải chuyển sang để bù đắp lại. Dự kiến giá xăng còn tăng thì số tiền này mình cần phải chuyển sang nhiều hơn để bù vào”, Chiêu nói.
Công Sáng – Hồ Giáp
Sinh viên méo mặt, tìm cách 'sống sót' giữa cơn bão giá xăng
Trước thông tin lan truyền trên mạng rằng giá xăng có thể tăng đến 30.000 đồng/lít, nhiều sinh viên đã đổ xô đi đổ xăng và tính toán lại thói quen chi tiêu của mình.
">Sinh viên xa nhà nhịn ăn tiêu, chật vật kiếm thêm để đổ xăng
- CLB TP.HCM của HLV Miura trải qua trận thứ 7 không biết thắng khi hòa 1-1 trên sân Cần Thơ, trong khi SHB Đà Nẵng và Hải Phòng cùng có được 3 điểm dễ dàng ở vòng 12 Nuti Cafe V-League, chiều 8/6.Lịch thi đấu vòng 12 Nuti Cafe V-League 2018">
Kết quả V League vòng 12, Cần Thơ 1