Lai Châu thực hiện nhiều giải pháp chuyển đổi số cơ hội và thách thức
Ðể hiểu rõ hơn về cơ hội cũng như thách thức trong sự nghiệp Chuyển đổi số tỉnh Lai Châu,âuthựchiệnnhiềugiảiphápchuyểnđổisốcơhộivàtháchthứlich da banh hom nay chúng tôi đã có cuộc phỏng vấn ông Nguyễn Minh Hiệu - Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông, một trong những người đồng hành với sự nghiệp Chuyển đổi sốcủa tỉnh Lai Châu trong suốt thời gian vừa qua.
Ông Nguyễn Minh Hiệu - Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông trả lời phóng viên Cổng thông tin điện tử Bộ Thông tin và Truyền thông.
Phóng viên: Gần đây, tỉnh Lai Châu đã triển khai nhiều hoạt động, chương trình đẩy mạnh thực hiện chuyển đổi số. Vậy, ông có thể cho biết những kết quả nổi bật của địa phương đã đạt được?
Ông Nguyễn Minh Hiệu: Trong thực hiện Chuyển đổi số tỉnh Lai Châu đã đạt được một số kết quả bước đầu và cơ bản như:
Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh đã xác định trong Nghị quyết số 09-NQ/TU ngày 25/2/2022 về Chương trình Chuyển đổi số Lai Châu giai đoạn 2021 -2025, định hướng đến năm 2030 là nhiệm vụ đột phá, quan trọng, vừa cấp bách, vừa lâu dài, gắn chặt với quá trình phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh, góp phần thúc đẩy sự phát triển của tỉnh theo hướng nhanh và bền vững.
Đây chính là chủ trương quan trọng để xác định thực hiện Chuyển đổi số không phải của riêng ai, mà là của cả hệ thống chính trị. Trên cơ sở Nghị quyết các Đề án, Kế hoạch về Chuyển đổi số trong các ngành, lĩnh vực được ban hành, định hướng công cuộc Chuyển đổi số đi đúng định hướng của Đảng và Nhà nước.
Về hạ tầng số: Mạng truyền số liệu chuyên dùng đã kết nối tới 100% các sở, ban, ngành tỉnh, UBND huyện/thành phố; UBND xã/phường/thị trấn; tốc độ trung bình 20Mbs. Hạ tầng mạng số liệu chuyên dùng đã kết nối đến các Sở, ban, ngành, UBND huyện, thành phố, UBND các xã, phường, thị trấn.
Hệ thống Hội nghị truyền hình trực tuyến của tỉnh đã triển khai đến 134 điểm cầu.02 trung tâm là “Xây dựng Trung tâm giám sát, điều hành thông minh (IOC)” và “Xây dựng Trung tâm Lưu trữ điện tử và giám sát an ninh mạng tỉnh Lai Châu (SOC)” đang ở giai đoạn triển khai đầu tư xây dựng, sớm hoàn thành và đưa vào sử dụng năm 2024.Hạ tầng mạng truyền dẫn băng thông rộng cáp quang được các doanh nghiệp đặc biệt quan tâm và đầu tư.
Đến nay, toàn tỉnh có 14.433 km cáp quang đã đáp ứng được cơ bản nhu cầu sử dụng của nhân dân và chính quyền địa phương. Hạ tầng mạng thông tin di động trên địa bàn tỉnh được các doanh nghiệp chú trọng xây dựng, phát triển và thực hiện phủ sóng (2G/3G/4G) đến 100% các xã/phường/thị trấn, 97% thôn/bản/tổ dân phố.
Đến nay, toàn tỉnh có tổng số thuê bao điện thoại hiện tại đạt 405.320 thuê bao, thuê bao Internet đạt 49.345 bao gồm hình thức ASDL, xDSL và FTTH; ngoài ra còn có Internet thông qua thiết bị 3G, 4G. Tổng số thiết bị trạm thu phát sóng thông tin di động BTS trên địa bàn tỉnh là 1.989 thiết bị.
Về dữ liệu số: Trên địa bàn tỉnh đã có 18 cơ sở dữ liệu của các sở, ban, ngành và địa phương; Tỷ lệ các ứng dụng có dữ liệu dùng chung được kết nối, sử dụng qua Nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu cấp tỉnh (LGSP): 53,8%; Tỷ lệ số dịch vụ dữ liệu có trên Nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu quốc gia (NDXP) được đưa vào sử dụng chính thức tại Tỉnh: 53,33%.
Về nền tảng số: Nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu cấp tỉnh (LGSP đã hoàn thiện và được đưa vào vận hành chính thức, đảm bảo liên thông hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu của tỉnh với cơ sở dữ liệu của bộ, ngành.
Ngoài ra, tỉnh còn tập trung thúc đẩy 10 nền tảng số phục vụ chính quyền, 03 nền tảng số phục vụ doanh nghiệp và 06 nền tảng số phục vụ người dân được phê duyệt tập trung thúc đẩy sử dụng như: Nền tảng hóa đơn điện tử, Nền tảng thanh toán điện tử, Nền tảng bản đồ số, Sàn thương mại điện tử voso.vn, Sàn thương mại điện tử postmart.vn...
Bảo đảm an toàn, an ninh mạng:Tỉ lệ máy tính được cài đặt phần mềm tại các cơ quan nhà nước của tỉnh là 87,4%. Tỉnh đã hoàn thành mô hình đảm bảo an toàn thông tin “4 lớp”; Tỉnh đã triển khai hệ thống giám sát danh tiếng và thông tin trực tuyến để xác định, phát hiện thông tin vi phạm pháp luật trên không gian mạng để kịp thời xử lý.
Về phát triển nguồn nhân lực số: Tỉnh đã tổ chức tập huấn về IPv6 cho 51 cán bộ, công chức; 04 lớp về chuyển đổi số cho 202 người tham gia; chương trình bồi dưỡng cho lãnh đạo cấp xã với 102 học viên; Chương trình bồi dưỡng, tập huấn cho các Tổ công nghệ số cộng đồng: 108/109 điểm cầu kết nối trên toàn tỉnh; 1.046/1.055 tổ với hơn 10.000 đại biểu tham dự (01 tổ chỉ đạo cấp tỉnh, 08 tổ chỉ đạo cấp huyện, 105/106 tổ chỉ đạo cấp xã và 932/940 tổ CNSCĐ cấp thôn/bản/tổ dân phố).
Về Chính quyền số: 100% thủ tục hành chính đáp ứng yêu cầu được triển khai dịch vụ công trực tuyến toàn trình và một phần; 99,98% người dân và doanh nghiệp hài lòng về việc giải quyết thủ tục hành chính. Tỷ lệ thủ tục hành chính có giao dịch thanh toán trực tuyến đạt 30,65% (57 TTHC); tỷ lệ có yêu cầu nghĩa vụ tài chính được cung cấp trên Cổng Dịch vụ công quốc gia là 91,5% (283 TTHC); tỷ lệ hồ sơ thanh toán trực tuyến là 9,36% (1.824 hồ sơ).
Về Kinh tế số: Năm 2022, kinh tế số chiếm 8,569% tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh. Doanh thu năm 2022 của dịch vụ viễn thông, công nghệ thông tin là gần 400 tỷ đồng. Số lượng người từ 15 tuổi trở lên có tài khoản giao dịch tại ngân hàng đạt 84,22%.100% doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh thực hiện giao dịch điện tử trong các hoạt động về tài chính.
Về Xã hội số: Tỷ lệ thuê bao điện thoại di động sử dụng điện thoại thông minh đạt 72,9%. Tỷ lệ hộ gia đình được phủ mạng Internet băng thông rộng, cáp quang
đạt 41,5%. Tỷ lệ dân số trưởng thành có điện thoại thông minh đạt 59,72%.
Phóng viên: Quá trình Chuyển đổi số tỉnh Lai Châu gặp phải những khó khăn, vướng mắc như thế nào, thưa ông?
Ông Nguyễn Minh Hiệu: Bên cạnh một số kết quả chuyển đổi số thời gian qua của tỉnh, cũng còn gặp không ít khó khăn, vướng mắc dẫn đến nhiều nội dung, nhiệm vụ chậm tiến độ, cụ thể như:
Hạ tầng số còn nhiều hạn chế, trên địa bàn tỉnh còn 25 bản chưa chưa có điện nên chưa thể phủ sóng điện thoại, 166 bản chưa có mạng băng rộng cố định.
Nguồn nhân lực chất lượng cao về công nghệ thông tin, truyền thông nói chung và chuyển đổi số nói riêng ở các cơ quan nhà nước còn hạn chế cả về số lượng và chất lượng.
Tỷ lệ người dân có điện thoại thông minh còn thấp, đặc biệt là bà con ở vùng sâu, vùng xa.
Một bộ phận người dân dân chưa hiểu về dịch vụ công trực tuyến, thanh toán trực tuyến; vẫn còn thói quen trực tiếp đến trụ sở các cơ quan để thực hiện các thủ tục hành chính, chưa có tài khoản ngân hàng hoặc có tài khoản nhưng chưa có nhu cầu thanh toán trực tuyến các nghĩa vụ tài chính.
Kinh phí từ nguồn ngân sách địa phương dành cho kinh tế số, xã hội số còn nhiều hạn chế.
Các kết nối được yêu cầu thực hiện giữa các hệ thống của tỉnh với hệ thống của bộ, ngành trung ương, các kết nối đều được đánh giá là quan trọng và cần thiết, để thực hiện được sẽ phát sinh kinh phí lớn của địa phương.
Hạ tầng truyền thanh cơ sở sử dụng công nghệ cũ gây nhiều nhược điểm như chất lượng âm thanh kém, không thể quản trị tập trung và chia sẻ thông tin kịp thời từ Trung ương đến địa phương.
Công tác bảo đảm ATTTT tại một số cơ quan nhà nước trên địa bàn tỉnh còn chưa được quan tâm đúng mức. Các hệ thống thông tin quan trọng của tỉnh luôn tiềm ẩn những rủi ro vì các hệ thống đều được triển khai theo mô hình tập trung, nếu bị tấn công có thể ảnh hưởng đến hoạt động của toàn bộ các cơ quan nhà nước.
Các doanh nghiệp số của tỉnh đa phần là doanh nghiệp nhỏ, siêu nhỏ, kinh doanh chủ yếu trong lĩnh vực mua bán sản phẩm, dịch vụ bảo trì, bảo dưỡng, sửa chữa lắp ráp thiết bị nhỏ lẻ; quy mô thị trường còn nhỏ nên khó kêu gọi nguồn lực bên ngoài đầu tư phát triển công nghiệp số tại địa phương; công tác xúc tiến đầu tư và thương mại cho ngành công nghiệp số chưa được quan tâm đầu tư đúng mức.
Mặt bằng chung về trình độ dân trí trên địa bàn tỉnh còn thấp, đặc biệt là vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số. Khả năng tiếp cận thông tin, trình độ, phương tiện máy móc ứng dụng công nghệ thông tin của nguời dân còn hạn chế.
Nguồn lực đầu tư của tỉnh còn khó khăn, nhiều nhiệm vụ cấp bách phát sinh do đó chưa đủ nguồn lực để giải quyết khắc phục ngay những tồn tại, khó khăn vốn có của tỉnh nên đầu tư cho chuyển đổi số còn hạn chế.
Phóng viên: Để thực hiện hiệu quả công tác chuyển đổi số trong thời gian tới, Sở sẽ tham mưu cho tỉnh những giải pháp trọng tâm gì?
Ông Nguyễn Minh Hiệu: Để tiếp tục đẩy mạnh công tác Chuyển đổi số trong thời gian tới để phục vụ người dân, doanh nghiệp, Sở sẽ tham mưu một số nội dung như:
Đẩy nhanh tốc độ phủ mạng cáp quang, mạng di động băng rộng đến tất cả các thôn bản có điện lưới quốc gia thuộc vùng trắng, vùng lõm về kết nối mạng băng thông rộng.
Đẩy mạnh công tác truyền thông, tuyên truyền, tập huấn, hộithảo, hội thi... tìm hiểu về chuyển đổi số; quán triệt quan điểm chuyển đổi số là chuyển đổi tư duy, nhận thức và hành động cho toàn thể cán bộ, công chức, viên chức, sinh viên, học sinh và nhân dân trong toàn tỉnh.
Nâng cao tỷ lệ hồ sơ trực tuyến giải quyết thủ tục hành chính trên cơ sở kết nối với các cơ sở dữ liệu quốc gia và các bộ, ngành để phục vụ công tác tìm kiếm, tra cứu, xác thực thông tin, số hóa và tái sử dụng hồ sơ giải quyết thủ tục hành chính.
Ứng dụng rộng rãi các nền tảng thanh toán không dùng tiền mặt trong hoạt động thương mại, khám chữa bệnh, thu hộp lệ phí, học phí tại các đô thị, thị trấn, thị tứ và những nơi có đủ điều kiện về hạ tầng viễn thông; hỗ trợ người dân nộp, rút tiền mặt qua tài khoản điện tử tại một số nơi còn khó khăn về hạ tầng viễn thông.
Tăng cường công tác bảo đảm an toàn, an ninh mạng, thực hiện giám sát không gian mạng, thường xuyên cảnh báo, hướng dẫn các phương pháp nhận diện, phòng ngừa thông tin xấu độc, tin giả; bảo vệ thông tin cá nhân trên internet và mạng xã hội.
Xem xét lựa chọn và thực hiện kết nối các hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu trên địa bàn tỉnh đảm bảo tiết kiệm, hiệu quả.
Phóng viên: Xin cảm ơn ông!
Theo Laichau.gov.vn