您现在的位置是:NEWS > Công nghệ
Nhận định, soi kèo Santos Laguna vs Club America, 10h00 ngày 13/2
NEWS2025-03-31 13:39:13【Công nghệ】8人已围观
简介 Nguyễn Quang Hải - 12/02/2022 13:32 Mexico mc mumc mu、、
很赞哦!(3138)
相关文章
- Bắt tạm giam kẻ sát hại bạn nhậu rồi giấu xác sau nhà
- Ngậm đắng nuốt cay vì mua ô tô từ xa
- Việt Trinh giải nghệ
- Bài toán mua 2 chiếc xe chỉ với 800 triệu của anh giáo viên
- Giám đốc Khối Kinh doanh chia sẻ lý do Masterise Homes ‘Bắc tiến’
- Bài 4: Trách nhiệm công vụ, tinh thần chuyên nghiệp
- Thư viện miễn phí tại Hà Nội bị trộm gần 1.000 cuốn sách
- Nghệ sĩ Mạc Can nhập viện cấp cứu
- Người đàn ông ở Thanh Hóa căng dây điện bẫy chuột làm chết 2 người
- BTV thời tiết Xuân Anh lột xác với màn nhảy 'bốc lửa', tiết lộ bí mật sau sản phẩm gây sốt
热门文章
站长推荐
>>> Cập nhật tình hình Covid-19 mới nhất
Nguyễn Liên
Hà Nội thêm 3 ca dương tính nCoV, tổng 97 ca trong 10 ngày
Chiều 15/7, Hà Nội ghi nhận thêm 3 ca dương tính SARS-CoV-2 tại huyện Quốc Oai liên quan đến các ca bệnh về từ TP.HCM.
">Tin tức Covid
XC90 là một trong 4 mẫu xe Volvo trong diện phải triệu hồi tại Việt Nam.
Trước đó, qua kiểm tra hãng xe Thụy Điển xác định trong một số trường hợp hiếm gặp, cầu chì 15A tới bơm nhiên liệu áp suất thấp có thể bị đứt. Khi cầu chì bị đứt dẫn đến không có nguồn cấp cho bơm nhiêu liệu khiến động cơ đốt trong sẽ không hoạt động được. Kèm theo đó một dòng thông tin cảnh báo sẽ được hiển thị trên màn hình thông tin tài xế (DIM).
Để khắc phục vấn đề này, Volvo Cars sẽ tiến hành triệu hồi để kiểm tra và thay thế miễn phí cầu chì 15A thành 20A cho các xe bị ảnh hưởng. Thời gian sửa chữa mỗi xe mất khoảng 1 giờ và đợt triệu hồi này kéo dài từ 31/7/2021 đến hết ngày 31/7/2022 tại các đại lý ủy quyền của Volvo tại Việt Nam.
Theo khuyến cáo từ đại diện Volvo tại Việt Nam, nếu khách hàng sử dụng xe với động cơ Hybrid (Plug in Hybrid Electric Vehicle - PHEV), khách hàng có thể dừng lại để đảm bảo an toàn hoặc tiếp tục lái xe khi còn đủ điện áp bình. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn, thuận tiện khi vận hành xe, khách hàng cần mang xe tới các đại lý ủy quyền chính hãng của Volvo để được kiểm tra và thay thế cầu chì 15A thành 20A.
Hoàng Hiệp
Bạn đang sở hữu một chiếc xe độc hay bản độ siêu đẹp? Hãy chia sẻ bài viết cảm nhận, hình ảnh về Ban Ô tô xe máy theo email: otoxemay@vietnamnet.vn. Các nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!
Ford Việt Nam triệu hồi mẫu Ecosport 2021 để điều chỉnh ống dẫn dầu phanh
Có 10 chiếc đã đến tay khách hàng và 124 chiếc chưa bán thuộc mẫu Ford Ecosport đời 2021 do Ford Việt Nam lắp ráp sẽ phải điều chỉnh ống dẫn dầu của bộ điều khiển thuỷ lực hệ thống phanh.
">Volvo triệu hồi gần 600 xe tại Việt Nam do lỗi bơm nhiên liệu
Xe điện rất được khuyến khích tại Thái Lan trong những năm tới. (Ảnh: Paultan)
Cụ thể, để thúc đẩy sản xuất và cung cấp xe điện trong nước từ năm 2022 - 2025, Chính phủ Thái Lan sẽ có mức trợ giá từ 70.000 - 150.000 baht (khoảng 49 - 106 triệu đồng đồng) cho mỗi xe điện được bán ra, tùy thuộc vào chủng loại và mẫu xe.
Với xe du lịch có công suất pin từ 10-30 kWh sẽ được trợ giá 70.000 baht (khoảng hơn 49 triệu) một chiếc. Trong khi đó, mức trợ giá tới 150.000 baht (gần 106 triệu) sẽ được dành cho cho xe ô tô có công suất pin trên 30 kWh, bao gồm cả xe lắp ráp trong nước (CKD) và xe nhập khẩu (CBU).
Xe máy chạy điện cũng không đứng ngoài chính sách này khi những xe có giá thấp hơn 150.000 baht (xấp xỉ 106 triệu) sẽ được trợ giá 18.000 baht (12,7 triệu).
Ngoài ra, mức thuế hải quan thấp hơn cũng sẽ được áp dụng đối với xe nhập khẩu nguyên chiếc. Cụ thể, với những chiếc xe ô tô điện có giá bán lẻ dưới 2 triệu baht (1,41 tỷ đồng) sẽ được giảm từ mức 80% xuống 40%.
Còn đối với xe điện nhập khẩu có dung lượng pin vượt quá 30 kWh có giá bán lẻ từ 2-7 triệu baht (1,41- 4,94 tỷ đồng), thuế hải quan được giảm từ 80% xuống 60%. Điều này có thể khiến Thái Lan mất khoảng 60 tỷ bath từ thuế.
Một điều chỉnh nữa của Chính phủ Thái Lan đối với xe điện là thuế tiêu thụ đặc biệt giảm từ 8% xuống 2% đối với tất cả các loại xe điện. Mức giảm trên khiến giá lăn bánh xe điện tại Thái Lan giảm đáng kể trong vòng một vài năm tới.
Ngoài khuyến khích người dân mua xe điện, hàng loạt chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp sản xuất lắp ráp xe điện cũng được Thái Lan triển khai ngay trong năm 2022. (Ảnh: Paultan) Chính phủ Thái Lan cũng đặt mục tiêu thúc đẩy sản xuất xe điện trong nước bằng các biện pháp như miễn thuế nhập khẩu cho các linh phụ kiện của xe điện, bao gồm các bộ phận như pin, động cơ điện, hệ thống quản lý pin, bộ điều khiển truyền động và bánh răng giảm tốc.
Bộ trưởng bộ Tài chính Thái Lan Arkhom Termpittayapaisith cho biết, gói chính sách khuyến khích phát triển sản xuất và tiêu dùng xe điện có giá trị 43 tỷ bath. Bao gồm 3 tỷ bath được chi ngay trong năm 2022 và 40 tỷ bath trong 3 năm 2023-2025.
Trong thời gian đầu của chính sách này, xe điện nhập khẩu rất được khuyến khích. Tuy vậy, từ năm 2024, Chính phủ Thái Lan sẽ tập trung chủ yếu vào việc thúc đẩy xe điện sản xuất trong nước, đồng thời loại bỏ một số lợi ích đối với xe nhập khẩu.
Thái Lan đang phát triển mạnh về xe điện để giảm lượng khí thải gây hại cho môi trường, đồng thời nâng cao năng lực sản xuất nội địa. Quốc gia này đã điều chỉnh mục tiêu xe điện chiếm 30% tổng sản lượng xe hơi (khoảng 750.000 trong số 2,5 triệu chiếc) vào năm 2030, tăng gấp đôi so với thời điểm hiện tại.
Hoàng Hiệp(theo Paultan)
Bạn có góc nhìn nào về vấn đề trên? Hãy chia sẻ bài viết về Ban Ô tô xe máy theo email: otoxemay@vietnamnet.vn. Các nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!
Malaysia miễn phí đường bộ cho xe điện trong 4 năm
Xe điện chính thức được chính phủ Malaysia miễn phí đường bộ đến hết năm 2025; người khuyết tật nước này cũng được hưởng chính sách tương tự.
">Thái Lan trợ giá 'sốc' cho xe điện, người dùng hưởng lợi lớn
Trương Quỳnh Anh nhận một số đề cử hạng mục Truyền hình. Nhà báo Đinh Trọng Tuấn - Trưởng Ban tổ chức - phản hồi về trường hợp phim Em và Trịnh: "Đây là bộ phim rất chất lượng, gây tiếng vang thời gian qua. Chúng tôi có theo dõi những lùm xùm xung quanh bộ phim nhưng cho rằng chúng không ảnh hưởng gì đến nội dung, nghệ thuật của tác phẩm. Ngoài ra, ê-kíp cũng đã giải quyết tốt những lùm xùm đó".
Về trường hợp một số phim hot như Duyên kiếpkhông xuất hiện trong danh sách đề cử, đại diện ban tổ chức cho hay: "Chúng tôi gửi lời mời cho tất cả phim. Trường hợp phim Duyên kiếp, chúng tôi nhận được lời từ chối của Đài TH Vĩnh Long nên bộ phim không có mặt trong đề cử mùa giải năm nay".
Về vấn đề danh sách đề cử Ngôi sao xanh2022 tiếp tục lặp đi lặp lại những cáitên quen thuộc, đạo diễn Lê Hoàng - thành viên Hội đồng nghệ thuật - khẳng định đây là điều hiển nhiên ở một thị trường điện ảnh nhỏ như Việt Nam.
Đạo diễn Lê Hoàng. Theo Lê Hoàng, khi thị trường điện ảnh Việt Nam còn sơ khai, một số nhân tố nổi trội sẽ liên tục xuất hiện trong các tác phẩm, giải thưởng. Bởi, đạo diễn, nhà sản xuất không có nhiều lựa chọn.
"Thị trường phim Việt Nam chưa có tên trên bản đồ quốc tế, chúng ta không có nhiều diễn viên tài năng. Mỗi mảng phim, tôi đố các bạn kể được đến cái tên bảo chứng thứ 4! Mỗi năm Hàn Quốc làm vài trăm phim ra rạp, Việt Nam mỗi 50 phim, trong đó bao nhiêu phim thắng, phim lỗ, phim đi quốc tế?
Một thực trạng nữa là đạo diễn của chúng ta nhát gan. Họ chịu nhiều áp lực nên thường nhắm mắt chọn ngôi sao cho yên thân. Mời người mới khả năng phim thua cao, không Hoài Linh, Trấn Thành, Trường Giang... thì biết mời ai?
Khi thị trường yếu, những thành tố của nó thiếu thốn. Tôi đố tìm được 100 diễn viên quần chúng có thể đóng chuẩn vai giáo sư, đóng cảnh hỗn loạn, biểu tình, xem bóng... Đám đông trong phim Việt toàn chạy qua chạy lại, nói cười phớ lớ", đạo diễn nhận xét.
Diễn viên Dương Cẩm Lynh đẹp nền nã. Lê Hoàng nói thêm, anh tự hào khi một giải thưởng tư nhân như Ngôi sao xanhcó thể duy trì đến mùa thứ 9. Đạo diễn luôn đau đáu về các giải thưởng phim ảnh ở Việt Nam, mong nước nhà có những giải thưởng kéo dài vài chục năm như Oscar, Cannes, Venice...
Anh chia sẻ: "Thời được mời vào Hội đồng nghệ thuật Ngôi sao xanh, tôi trộm nghĩ: Chắc được vài mùa. Tôi biết giải thưởng vẫn còn non trẻ, chúng tôi không tránh khỏi sơ suất. Nhưng chúng tôi mong nghệ sĩ - nhất là người trẻ - có thêm sân chơi, được tôn vinh bên cạnh những gì Nhà nước đã làm".
Biên kịch Châu Thổ nhấn mạnh, mỗi cá nhân nhận cúp Ngôi sao xanhđều là kết quả từ "cuộc chiến đau đầu" của các thành viên Hội đồng nghệ thuật. Họ đặt yếu tố nghệ thuật lên trên tất cả, đơn cử diễn viên trẻ Tiến Hoàng chiến thắng giải Nam diễn viên chính xuất sắc nhấthạng mục Điện ảnh dù chung đề cử với Trấn Thành.
">Đạo diễn Lê Hoàng: Phim Việt ít diễn viên giỏi, đạo diễn thì nhát gan
Tọa đàm “Phát triển thị trường Khoa học công nghệ” nhằm tìm giải pháp thúc đẩy thị trường khoa học công nghệ Việt Nam.
Với chủ đề “Phát triển thị trường Khoa học công nghệ”, tọa đàm có sự tham dự của ông Trần An, đại diện Cục Phát triển thị trường doanh nghiệp KHCN, Bộ KH&CN; PGS.TS Tạ Hải Tùng, Viện trưởng Viện Công nghệ thông tin và truyền thông, Đại học Bách Khoa Hà Nội; ông Nguyễn Tuấn Anh, Chủ tịch Công ty Lumi Việt Nam và đại diện một số doanh nghiệp.
Chia sẻ về lý do tổ chức tọa đàm, ông Võ Đăng Thiên, Phó Tổng biên tập báo VietNamNet cho biết: KHCN có vai trò rất quan trọng tạo sự bứt phá cho xã hội. Vì thế, các nước tiên tiến đều tập trung đầu tư cho KHCN để thúc đẩy kinh tế xã hội phát triển bền vững. Ở Việt Nam, KHCN giữ vai trò đặc biệt quan trọng trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, tạo những bước nhảy vọt cho sự phát triển. Vai trò này cũng được Đảng và Nhà nước khẳng định từ nhiều năm trước bằng nhiều nghị quyết, văn bản. Bên cạnh đó, việc đổi mới công nghệ là đòi hỏi cấp thiết trong bối cảnh hội nhập quốc tế và đặc biệt là cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 để nâng cao năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp Việt Nam.
Ông Võ Đăng Thiên, Phó Tổng biên tập Báo VietNamNet Trong những năm qua có một thực tế rằng mỗi liên hệ giữa hoạt động nghiên cứu và thị trường, giữa nhà khoa học với doanh nghiệp chưa thực sự mạnh mẽ. Thực tế này khiến cả nhà khoa học, doanh nghiệp và nhà nước và người dân đều thiệt thòi, tiềm năng sẵn có không được phát huy. Nhiều sáng chế, giải pháp được nghiên cứu, nhưng gặp khó khăn về thương mại hóa.
Trước vấn đề này, Chính phủ đã nổ lực thúc đẩy kết nối giữa ba nhà gồm viện, trường - doanh nghiệp - nhà nước. Từ đó cải thiện chất lượng thị trường giao dịch, mối quan hệ cung cầu công nghệ, chuyển giao sản phẩm công nghệ mới được phát triển. Để hỗ trợ các doanh nghiệp đổi mới công nghệ, Bộ KH&CN đã có nhiều chương trình, dự án hỗ trợ nghiên cứu KHCN. Bộ cũng thúc đẩy chuỗi phát triển thị trường KHCN phải bao gồm nghiên cứu - trung gian và chuyển giao. Trong đó, chương trình 2075 được coi là yếu tố trung gian hỗ trợ thương mại hóa các nghiên cứu trong nhà trường và của nhà khoa học.
Thời gian qua, dù thị trường KHCN đã được định hình và phát triển, nhưng nguồn cung về các giải pháp, thiết bị dịch vụ công nghệ còn hạn chế. Tốc độ tăng trưởng bình quân giá trị giao dịch công nghệ chung toàn nền kinh tế là 20,9%. Trong đó, mức độ đóng góp những nghiên cứu từ viện, trường vào công nghệ chủ lực còn thấp. Nguồn cung thị trường KHCN chưa cao do những công trình nghiên cứu tại các trường được trải qua nhiều bước sàng lọc trước khi xem xét tới khả năng thương mại. Bởi có một số nghiên cứu dù có kết quả nghiệm thu tốt nhưng chưa sẵn sàng chuyển giao và có đủ điều kiện, yếu tố thị trường để doanh nghiệp, thị trường đón nhận.
Theo kết quả khảo sát đổi mới sáng tạo trong doanh nghiệp thuộc dự án FIRST-NASATI thực hiện mới đây, có tới gần 85% doanh nghiệp tự tiến hành hoạt động nghiên cứu phát triển để có được các sản phẩm mới, chỉ có gần 14% doanh nghiệp đã phối hợp với đơn vị bên ngoài triển khai nghiên cứu đổi mới sản phẩm.
"Trên tinh thần đó, báo VietNamNet tổ chức tọa đàm “Phát triển thị trường Khoa học công nghệ” với sự tham gia của đại diện các cơ quan quản lý, viện nghiên cứu và doanh nghiệp để giải đáp thông tin chính sách của Nhà nước về thị trường KHCN; những thành tựu, kinh nghiệm mà doanh nghiệp và cơ quan nghiên cứu đã đạt được trong quá trình phát triển thị trường KHCN. Đây cũng là một trong những động lực và là đích đến của KHCN nước nhà, thương mại hóa và đưa các sản phẩm ra đời sống, phục vụ phát triển đất nước, phục vụ đời sống nhân dân, cũng là tự phát triển bản thân và khẳng định mình”, Phó Tổng Biên tập Võ Đăng Thiên cho biết.
Thưa ông, Bộ KHCN đã đưa ra chương trình 2075 được coi là yếu tố trung gian hỗ trợ thương mại hóa các nghiên cứu trong nhà trường và của nhà khoa học. Vậy chương trình này hoạt động đã đem lại kết quả ra sao thưa ông?
Ông Trần An, Cục Phát triển thị trường doanh nghiệp KHCN: Chương trình phát triển thị trường KH và CN đến năm 2020 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 2075/QĐ-TTg ngày 8-11-2013 và bắt đầu triển khai từ năm 2015, Chương trình đã đạt được một số kết quả như sau:
Tổ chức trung gian có vai trò quan trọng đối với sự phát triển của thị trường khoa học và công nghệ vì vậy thông qua Dự án “Xây dựng hệ thống liên kết các sàn giao dịch công nghệ và thiết bị trực tuyến vùng duyên hải Bắc Bộ nhằm thúc đẩy thị trường công nghệ tại Việt Nam” đã góp phần kết nối 05 sàn giao dịch công nghệ của 05 tỉnh/thành Hải Phòng, Quảng Ninh, Nam Định, Thái Bình, Ninh Bình ứng dụng CNTT trong việc kết nối mua bán công nghệ, đẩy mạnh quá trình thương mại hóa kết quả nghiên cứu, tài sản trí tuệ.
Ông Trần An, Cục Phát triển thị trường doanh nghiệp KHCN (Bộ KHCN) Đối với tài sản trí tuệ giai đoạn 2016-2020, đã có hơn 25 sản phẩm được đăng ký quyền sở hữu trí tuệ, đặc biệt từ dự án thương mại hóa kết quả nghiên cứu, tài sản trí tuệ của Chương trình, đã góp phần nhằm làm tăng số lượng sản phẩm công nghệ được đăng ký quyền sở hữu trí tuệ và tạo động lực gia tăng giá trị giao dịch mua bán tài sản trí tuệ bao gồm (giải pháp, quy trình, bí quyết công nghệ).
Hàng năm, Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức các sự kiện về xúc tiến chuyển giao công nghệ, thương mại hóa kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, tài sản trí tuệ; phát triển thị trường và doanh nghiệp khoa học và công nghệ; Chợ chợ công nghệ và thiết bị; Trình trình diễn kết nối cung - cầu công nghệ; ngày hội khởi nghiệp công nghệ và các sự kiện về đổi mới sáng tạo; triển lãm sáng chế, triển lãm sản phẩm khoa học và công nghệ tiềm năng thương mại hóa ở trong nước và nước ngoài. Các sự kiện này tổ chức hàng năm quy mô vùng, quốc gia và quốc tế đã thúc đẩy hoạt động giao dịch công nghệ và thiết bị, tạo được hiệu ứng tích cực đối với thị trường KH&CN.
Có một thực trạng là việc liên kết giữa nghiên cứu và thị trường, giữa nhà khoa học và doanh nghiệp vẫn còn hạn chế. Vậy chúng ta đã có những giải pháp gì để giải quyết bài toán này?
Ông Trần An: Việc thúc đẩy liên kết và chuyển giao công nghệ giữa viện, trường với doanh nghiệp vẫn là một bài toán khó. Chỉ 5,7% doanh nghiệp được hỏi cho biết tìm đến viện, trường khi có nhu cầu ứng dụng đổi mới công nghệ và nâng cao chất lượng sản phẩm. Vì vậy cần tập trung hoàn thiện thể chế chính sách để phát triển thị trường khoa học và công nghệ trong bối cảnh mới; phát triển các tổ chức trung gian của thị trường khoa học và công nghệ. Bên cạnh đó, chú trọng phát triển hạ tầng quốc gia của thị trường khoa học và công nghệ; thúc đẩy phát triển nhu cầu về hàng hóa khoa học và công nghệ, nâng cao năng lực hấp thụ, tiếp thu, làm chủ và áp dụng công nghệ tại các doanh nghiệp; thúc đẩy phát triển nguồn cung hàng hóa khoa học và công nghệ trên thị trường khoa học và công nghệ; tăng cường các hoạt động xúc tiến thị trường khoa học và công nghệ; đẩy mạnh việc xã hội hóa các sự kiện thúc đẩy kết nối cung - cầu công nghệ với sự tham gia của khu vực tư nhân…
Tôi muốn đặt câu hỏi cho ông Tạ Hải Tùng, Viện trưởng Viện Công nghệ thông tin và truyền thông (Đại học Bách Khoa HN). Theo đánh giá của ông thì các mô hình mà nhà nước hỗ trợ cho việc nghiên cứu KHCN và thương mại nó ra sao?
PGS.TS Tạ Hải Tùng: Để hoạt động thương mại hóa kết quả nghiên cứu trở nên hiệu quả thì có mấy vấn đề. Một là: ta phải có kết quả nghiên cứu tốt, có thể giải quyết được bài toán thị trường. Hai là đôi khi chúng ta nghĩ mọi nghiên cứu phải đi đến thị trường ngay song thực ra nghiên cứu có nhiều sứ mệnh. Nếu nghiên cứu cơ bản, nó để phát triển tri thức, các nhà khoa học luôn phải làm để đóng góp cho kho tàng tri thức nhân loại, ngoài ra các nhà khoa học còn có thêm nhiệm vụ đào tạo. Nghiên cứu cơ bản đóng góp rất tốt cho tri thức và đào tạo, nếu đi tới thị trường cần quá trình dài.
Về nghiên cứu ứng dụng, phải định hướng thị trường. Chúng ta mong muốn từ một đề tài ra thẳng thị trường, các nước cũng không làm được điều đó.
Do đó, đầu tiên, chúng ta phải xác định rõ vai trò và sứ mệnh của nghiên cứu khoa học. Thứ hai, chất lượng chúng ta không thể nào chuyển giao và doanh nghiệp không tìm đến nếu chất lượng không đáp ứng được.
Khi có quản lý tốt rồi mới nghĩ tới sự hỗ trợ của bước đi ra thị trường. Nhà nước nên đầu tư mạnh hơn nữa cho nghiên cứu vì bao giờ cũng thế, lượng đổi chất sẽ đổi đặc biệt trong bối cảnh chất lượng còn tương đối thấp. Tuy nhiên, hiện tại, làn sóng các bạn trẻ trở về nước, cung cấp đủ kinh phí họ làm nghiên cứu để từ đó ra sản phẩm… Cần trợ lực hơn nữa để có thể bùng nổ.
Ông Tạ Hải Tùng, Viện trưởng Viện Công nghệ thông tin và truyền thông (Đại học Bách Khoa HN) Chương trình sẽ tốt hơn nếu doanh nghiệp đặt hàng cho các nhà khoa học. Vấn đề đến từ hai phía nhưng chúng ta có vẻ đang tập trung vào phía đưa nghiên cứu từ ngăn tủ ra thị trường. Vấn đề ngược lại là từ doanh nghiệp đến nhà khoa học, tôi kỳ hơn vào chiều này.
Các chương trình hỗ trợ chỉ có thể đến điểm bùng nổ nếu kết quả đủ tốt. Hai bên không có gì để gặp nhau, nếu ép gặp cũng khó. Nếu sản phẩm đủ tốt, thị trường có nhiều quỹ, doanh nghiệp, tập đoàn, cá nhân sẵn sàng bỏ tiền vào làm.
Thưa ông, tại Viện Công nghệ thông tin và truyền thông của ông có gặp phải khó khăn nào khi nghiên cứu và thương mại hóa các sản phâm công nghệ?
PGS.TS Tạ Hải Tùng: Chúng tôi có nhiều sản phẩm đưa ra thị trường nhưng quy mô còn hạn chế. 3 năm gần đây, tình hình khởi sắc hơn nhiều vì đầu tư của nhà nước gửi anh em đi học nước ngoài, nhiều người trở về.
Trình độ phát triển cũng có sự thay đổi về bản chất, chúng ta dần nhận ra câu chuyện nền công nghiệp chỉ dựa vào gia công không còn nhiều dư địa phát triển, do đó phải đầu tư nghiên cứu khoa học. Khi đầu tư chắc chắn sẽ có thành quả. Khi có kết quả tốt, lại có câu chuyện các bạn tự tìm tòi đưa sản phẩm đến thị trường.
Chúng tôi chưa có dự án nào dựa vào hệ thống hỗ trợ của nhà nước mà đa phần các bạn tự triển khai. Ví dụ, các bạn đi thi các giải thưởng như Nhân tài Đất Việt, sau đó các bạn đi gặp quỹ đầu tư hoặc quỹ hỗ trợ khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, lập nhóm để startup hoặc spinoff. Tôi thấy có 4, 5 nhóm như vậy và họ có sản phẩm độc đáo.
Cái hay là để một doanh nghiệp đầu tư cho R&D để nuôi được 5 tiến sĩ từ nước ngoài về như vậy, mỗi tháng phải bỏ ra tối thiểu 1 tỷ, 1 năm chưa ra được gì mất khoảng 12 tỷ. Song, chỉ mất khoảng 2 tỷ nếu hợp tác với các trường. Đó là vì anh đến, nhìn kết quả của họ có phù hợp với bài toàn hay không, anh đặt hàng chỉnh sửa cho phù hợp. Tôi cho rằng việc doanh nghiệp tìm đến trường đã xảy ra chính vì nhu cầu tự thân của doanh nghiệp, chi phí đỡ tốn kém hơn.
Cuối cùng vẫn là câu chuyện chất lượng nghiên cứu, đầu bài, mọi thứ phát triển hơn sẽ bảo đảm.
Tôi được biết Viện CNTT - TT có được nhận nguồn vốn đầu tư cho nghiên cứu khoa học các quỹ trong đó có Vingroup. Ông có so sánh gì từ việc hỗ trợ của các tổ chức này và nguồn vốn của nhà nước?
PGS.TS Tạ Hải Tùng: Tôi về nước năm 2011 có gần 10 năm làm KHCN trong nước, đã nhìn thấy sự thay đổi ấn tượng trong 10 năm nay. Trước đây 10 năm, ở trong trường, hồi đó đi dạy mới có thu nhập. Để apply một đề tài nhà nước chắc 2-3 năm mới được 1 đề tài, khi được phê duyệt cũng hết vấn đề nóng. Các bạn trẻ khả năng tiếp cận đề tài nhà nước gần như không có.
Gần đây, chúng tôi thấy sự tiếp cận mạnh và nhanh chóng của các quỹ, tập đoàn nước ngoài như Samsung, IBM, Naver… họ có cách tiếp cận rất hiện đại. Để xin một đề tài của nhà nước, từ lúc đề xuất đến lúc ký hợp đồng mất khoảng 1 tới 1,5 năm. Nếu apply đề tài từ quỹ của Vingroup chỉ mất 3,4 tháng để ký hợp đồng tài trợ… Cách tiếp cận từ lúc nộp hồ sơ, xét duyệt, ký hợp đồng, hỗ trợ… rất hiệu quả.
Nhà khoa học chỉ chuyên tâm nghiên cứu thay vì phải làm nhiều câu chuyện liên quan tới quản lý, dự án, đề tài, giải ngân và thủ tục hành chính khác. Đang có xu hướng trong đơn vị là bỏ qua nguồn kinh phí của nhà nước vì quá phức tạp và bất cập, chỉ tập trung vào quỹ nước ngoài và tập đoàn trong nước. Tôi nghĩ rằng đây là xu hướng hay và cơ quan quản lý sẽ phải nhìn lại cách đánh giá, vận hành chương trình của mình nếu không các nhóm nghiên cứu trẻ, năng động sẽ dồn hết sang quỹ nước ngoài.
Theo ông, Nhà nước nên làm gì trong việc hỗ trợ đề tài khoa học trước bối cảnh như vậy?
PGS.TS Tạ Hải Tùng: Câu chuyện tự chủ đại học, nhiều người cho rằng cái gì cũng nên xã hội hóa, dựa vào nguồn nước ngoài, doanh nghiệp tư nhân. Song, khi tìm hiểu, kể cả ở Mỹ, nguồn đầu tư cho nghiên cứu khoa học nhiều nhất vẫn là từ nhà nước. Riêng đối với trường đại học, thống kê của họ cho thấy nhà tài trợ lớn nhất là nhà nước. Vì có những nghiên cứu không ra sản phẩm trực tiếp, các quỹ tập đoàn sẽ không tài trợ, họ chỉ tài trợ cho dự án nào gắn bó chặt chẽ với hoạt động sản xuất, kinh doanh của họ. Còn nhà nước vẫn phải làm vai trò nghiên cứu khoa học cơ bản, mang tính chất định hướng, dự báo, kể cả không "hot". Do vậy, nhà nước không thể nào bỏ qua việc tài trợ.
Nhưng chúng ta phải thay đổi hệ thống đánh giá, xét duyệt, vận hành quy trình để các quỹ mang tính chất dài hơi hơn, hiệu quả hơn. Ví dụ, để một nhà khoa học đề xuất đề tài, họ phải đề xuất chủ đề nghiên cứu, lại có hội đồng xét duyệt chủ đề ấy rồi mang đi đấu thầu. Như vậy là không đúng vì chưa chắc người đề xuất đề tài ấy được thực hiện dự án đó. Nhà nước đã lấy cái đó làm đầu bài của nhà nước.
Tại sao không kết hợp hai cái làm một là đề xuất luôn chủ đề nghiên cứu và đề xuất luôn tôi sẽ làm dự án đó. Quy trình ấy nhiều năm nay vẫn tồn tại. Chính vì năng lực ra đầu bài không tốt nên huy động các nhà khoa học ra đầu bài. Đáng lẽ người ra đầu bài thực hiện luôn lại dùng nó để đi đấu thầu, tôi thấy chưa hợp lý. Tôi đề nghị nên thay đổi.
Ngoài ra, nhà nước cố gắng bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, khi nhà khoa học chuyển giao lo ngại nhất là mất quyền sở hữu trí tuệ. Họ sẽ phải đi đăng ký bằng sáng chế nhưng hiện tại do số lượng chuyên gia xét duỵet chưa được nhiều, thời gian lâu. Thời gian sau xảy ra tranh chấp, nên có hệ thống hỗ trợ họ.
Thêm nữa, làm thế nào để câu chuyện sử dụng hàng Make in Vietnam thực chất hơn thì doanh nghiệp tìm đến nhà khoa học nhiều hơn.
Tôi muốn đặt câu hỏi cho ông Nguyễn Tuấn Anh, Chủ tịch Công ty Lumi Việt Nam - một công ty chuyên về thiết bị chiếu sáng thông minh. Khi phát triển các sản phẩm công nghệ của mình Lumi có tiếp cận được có được tiếp cận các nguồn lực từ phía nhà nước như vốn đầu tư, cơ chế hỗ trợ khoa học công nghệ… hay không?
Ông Nguyễn Tuấn Anh: Lumi ra đời từ năm 2012 tự lực là chủ yếu, Bộ KH&CN cũng có một số hỗ trợ như về sản phẩm đưa ra thị trường, hỗ trợ quảng bá ở các hội chợ triển lãm trong và ngoài nước. Lumi đánh giá sự hỗ trợ này khá là thiết thực.
Ngoài ra việc đăng ký sở hữu trí tuệ, kiểu dáng công nghệ, Lumi cũng có sự hỗ trợ từ Viện Sáng chế. Chúng tôi cũng được hỗ trợ bảo hộ sở hữu trí tuệ để đảm bảo không có xung đột với nước ngoài.
Năm nay, Lumi còn được chứng nhận doanh nghiệp KH&CN, đây là vinh dự rất lớn để Lumi có nguồn lực tốt hơn đầu tư mạnh cho nghiên cứu & phát triển (R&D).
Ông Nguyễn Tuấn Anh, Chủ tịch Công ty Lumi Việt Nam Vậy ông đánh giá sản phẩm ra thị trường hiện gặp vấn đề gì?
Ông Nguyễn Tuấn Anh: Chúng tôi gặp nhiều khó khăn ở chỗ ý tưởng này có chưa, có xung đột về mặt sở hữu trí tuệ hay không. Chúng tôi đánh giá phải có thông tin về việc này nếu không sẽ rất rủi ro cho doanh nghiệp.
Bởi khi dành nhiều công sức cho sản phẩm, các nguồn lực khác sẽ bị hạn chế. Bộ KH&CN có thể hỗ trợ được nhưng một sản phẩm công nghệ phải đủ nhanh để ra thị trường (thông thường 6 tháng đến 1 năm), mất 2-3 năm xin tài trợ là quá muộn. Ngoài ra, Bộ có thể hỗ trợ doanh nghiệp mang sản phẩm công nghệ ra nước ngoài, được lắng nghe, phản hồi cải tiến đáp ứng nhu cầu thị trường. Đây là những khó khăn mà chúng tôi đánh giá Nhà nước có một phần hỗ trợ được.
Cụ thể Nhà nước phải hỗ trợ như thế nào, thưa ông?
Ông Nguyễn Tuấn Anh: Về phần công nghệ lõi sâu, các nhà trường và Viện nghiên cứu nắm khá sâu, Lumi hay các doanh nghiệp dành thời gian nghiên cứu là rất khó khăn do bị hạn chế về nguồn lực và thời gian. Việc giúp Lumi kết nối các Viện, đứng vai trò doanh nghiệp như Lumi cần gì, hỗ trợ nguồn lực nghiên cứu sâu. Đây là những việc mà viện nhà trường nghiên cứu có thể làm được để kết nối.
Để một sản phẩm thương mại hóa ra thị trường, về mặt phần cứng, ví dụ như khuôn, chi phí là rất cao. Vì thế rất mong Bộ KH&CN có phương pháp giúp doanh nghiệp đưa sản phẩm ra thị trường nhanh nhất.
Ngoài ra, hỗ trợ doanh nghiệp chứng thực đây là sản phẩm công nghệ Make in Vietnam, từ đó tạo được niềm tin cho người tiêu dùng.
Ngoài ra Bộ KH&CN tổ chức các sự kiện truyền thông online/offline giúp doanh nghiệp mở rộng thị trường, kết nối các đối tác và doanh nghiệp nước ngoài.
Hỗ trợ đánh giá về tiêu chuẩn, chất lượng sản phẩm, bởi các thị trường nước ngoài như Mỹ, Nhật Hàn không quá quan tâm về thuế mà phải đáp ứng tiêu chuẩn chất lượng, những việc này doanh nghiệp như Lumi không nắm đầy đủ. Đây là việc mà các Viện nghiên cứu tư vấn đầu mối có thể hỗ trợ được doanh nghiệp khi đưa sản phẩm ra thị trường nước ngoài.
Mục đích cuối cùng là hỗ trợ để tạo ra thành quả tốt nhất, sản phẩm bán được ra thị trường thì tất mọi người hỗ trợ trong các khâu đều được hưởng lợi.
Tôi quay trở lại câu hỏi với đại diện Cục Phát triển thị trường doanh nghiệp KHCN, với các đề xuất của các doanh nghiệp và viện nghiên cứu như trên thì Bộ KHCN hiện nay có thể hỗ trợ được thế nào để có thể thúc đẩy việc thúc đẩy thương mại hóa sản phẩm.
Ông Trần An: Về phía Bộ Khoa học và Công nghệ tiếp tục triển khai chương trình phát triển thị trường khoa học công nghệ đến năm 2030 với mục tiêu chính: Tiếp tục triển khai bên cung bên cầu để chuyển hóa kết quả nghiên cứu thành sản phẩm. Chúng tôi sẽ tiếp tục rà soát kiện toàn chính sách có liên quan về thị trường KHCN để có sự đồng bộ thống nhất khi triển khai. Bên cạnh đó, sẽ phát triển các công cụ hỗ trợ phát triển công nghệ trong đó tập trung các tổ chức trung gian với vai trò kết nối bên cung bên cầu không chỉ chương trình 2075 và một số chương trình khác như 592, 68, đặc biệt quan tâm đến hỗ trợ thương mại hóa kết quả nghiên cứu, tài sản trí tuệ. Thực tế bản thân các doanh nghiệp đã chủ động tham gia hoạt động KH&CN nhưng cũng có hạn chế khi chưa có bộ phận nghiên cứu chuyên ngiệp. Vì vậy doanh nghiệp gặp nhiều rào cản khi tham gia các chương trình KHCN theo quy định pháp luật. Vì vậy chưa tiếp cận được nên nhiều sự hỗ trợ của nhà nước.
Trong thời gian tới, trọng tâm của chương trình là: Tiếp tục thúc đẩy tăng giá trị giao dịch trên thị trường KHCN từ kết quả nghiên cứu, tài sản trí tuệ; Kết nối thị trường khoa học và công nghệ Việt Nam với thuế giới, thúc đẩy tính sẵn sàng chuyển giao của công nghệ Việt Nam ra nước ngoài, vào thực tiễn; Gia tăng sự tham gia của các hiệp hội ngành nghề đặc biệt là nhóm ngành có giá trị cao có đóng góp cao cho nên kinh tế.
Thưa ông Nguyễn Tuấn Anh, ở góc độ doanh nghiệp, ông đánh giá chính sách mà Bộ KHCN đưa ra hiện nay như thế nào?
Ông Nguyễn Tuấn Anh: Cần phải đưa ra chính sách rất nhanh bởi công nghệ rất dễ lạc hậu, đứng vai trò Bộ KH&CN cần giúp giải quyết vấn đề thực sự nhanh và hiệu quả, ví dụ như trình đề án cần rút xuống một quý để các nhà khoa học như Lumi nộp dự án. Nếu để 6-7 tháng thì mọi thứ đã thay đổi, thành sản phẩm mới mất rồi.
Vậy Lumi cũng đã được công nhận là doanh nghiệp khoa học công nghệ, điều này sẽ tác động như thế nào đến công ty thưa ông?
Ông Nguyễn Tuấn Anh: Lumi được nhận hỗ trợ về thuế rất lớn, ví dụ có lợi nhuận không phải nộp lại nhiều. Nhờ đó Lumi có thể đầu tư lại cho nghiên cứu & phát triển (R&D) hay hợp tác với trường hay Viện nghiên cứu, giúp Lumi tiếp cận nhanh và đi nhanh với sản phẩm công nghệ. Giải pháp mới cung cấp cho khách hàng, sản phẩm công nghệ phải đưa ra kịp thời đến khách hàng, nếu không chậm chân sẽ bị loại bỏ khỏi thị trường.
Tôi làm việc tại một Bộ ở Hà Nội, tôi thấy trong cơ quan tôi có rất nhiều đề tài khoa học nghên cứu nhận tiền xong thì cất ngăn kéo. Vậy Bộ KHCN có biện pháp gì để giải quyết vấn đề này? ( Độc giả Nguyễn Nam – Hà Nội)
Ông Trần An, Cục Phát triển thị trường doanh nghiệp KHCN: Chính phủ đã ban hành Nghị định 70/2018/NĐ-CP ngày 15/5/2018 quy định việc quản lý, sử dụng tài sản được hình thành thông qua việc triển khai thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ sử dụng vốn nhà nước. Nghị định đã quy định phương án xử lý tài sản sau khi nghiệm thu nhiệm vụ khoa học và công nghệ. Vì vậy, các kết quả sau khi kết thúc nhiệm vụ mà phải có phương án xử lý nhất định như tiếp tục nghiên cứu, phát triển công nghệ, sản phẩm công nghệ, ứng dụng, thương mại hóa.
Ông Trần An, Cục Phát triển thị trường doanh nghiệp KHCN. Tôi là một nhà khoa học độc lập và sính sống tại Việt Nam, vậy tôi có thể tiếp cận với nguồn kinh phí hỗ trợ nghiên cứu KHCN hay không, nếu có thì làm cách nào? (Độc giả Bình Minh – TP.HCM)
Ông Trần An, Cục Phát triển thị trường doanh nghiệp KHCN: Luật Khoa học và Công nghệ năm 2013 đã quy định chính sách khuyến khích cá nhân hoạt động khoa học và công nghệ. Bên cạnh đó, Đảng và Nhà nước đã ban hành các chương trình, đề án hỗ trợ trực tiếp hoặc gián tiếp cá nhân tham gia hoạt động khoa học và công nghệ.
Độc giả quan tâm đến vấn đề này xin gửi câu hỏi theo địa chỉ toasoan@ictnews.vn
Nhóm PV
">Tọa đàm “Phát triển thị trường Khoa học công nghệ”
Với cuốn Bên trên có gì?độc giả được dẫn dắt vào hành trình khám phá thế giới từ thấp đến cao. Qua từng trang sách, độ cao về không gian được nâng dần lên: Từ mặt cỏ tới nhưng tán cây, những tòa nhà chọc trời, trên núi tuyết và ra ngoài không gian vũ trụ. Những hình ảnh 3D vì thế cũng thay đổi theo từng tầng bậc độ cao mang tới cho người đọc cảm giác thích thú và đầy bất ngờ.
Ngược lại, trong cuốn Bên dưới có gì?độc giả sẽ khám phá thế giới bí ẩn bên dưới lòng đất, từ những bí mật ẩn sâu dưới những con phố, tới những sinh vật, kho báu, đường hầm và những bộ xương của thế giới bên dưới.
Cấu trúc sách tương đồng với hành trình theo độ cao biến việc đọc sách trở thành một hành trình thú vị khám phá thế giới theo lớp tầng. Bộ sách được trình bày theo hình thức song ngữ Anh – Việt giúp trẻ làm quen với câu chuyện nguyên gốc tiếng Anh và trau dồi thêm những từ tiếng Anh cơ bản.
Tình Lê
Cuốn sách giúp người đọc tìm ra hành trình 'nâng cấp' bản thân
Đừng chỉ mặc màu đen - cuốn sách nhằm đưa người đọc dấn thân vào hành trình nâng cấp bản thân thành một phiên bản tinh tế, thú vị và mang đậm dấu ấn cá nhân.
">Khi sách trở thành một tác phẩm 3D nghệ thuật
Cuối tháng 9, Phan Đăng Hoàng ra mắt bộ sưu tập Ceramics tại Milan Fashion Week 2025. Anh nói về chặng đường chinh phục giấc mơ thời trang, định hướng phát triển bản thân.
">
Phan Đăng Hoàng: 'Có tiền cũng không mua được suất ở Milan Fashion Week'
Bức tường Trường Mầm non Mai Dịch bị đổ. (Ảnh: Hoàng Hiệp) Trao đổi vớiVietNamNet, Chỉ huy Đội Cảnh sát giao thông - Trật tự - Phản ứng nhanh (Công an quận Cầu Giấy) xác nhận, vụ việc xảy ra vào sáng nay (8/7) trên địa bàn Tổ dân phố số 5, phường Mai Dịch. Ngay sau khi vụ việc xảy ra, công an phường sở tại đã tiếp nhận, điều tra giải quyết và không có thương vong về người.
Hơn 10 chiếc ô tô bị hỏng, trong đó có những mẫu xe của BMW, Honda, Toyota, Mazda,... (Ảnh: Hoàng Hiệp) "Đoạn tường rào trên là của Trường Mầm non Mai Dịch. Khoảng hơn 10 chiếc ô tô đang đỗ trên vỉa hè cạnh đó đã bị hư hỏng. Đây là vị trí người dân gần đó tự để ô tô chứ không phải bãi trông giữ xe", vị này thông tin.
Bức ảnh được một tài khoản chia sẻ trên mạng xã hội (Nguồn ảnh: Lan Lan/OFFB) Trước đó, ngay từ sáng, một số người dân xung quanh đã hiếu kỳ chụp ảnh đăng tải lên mạng xã hội. Thông tin nhanh chóng thu hút được sự quan tâm của nhiều người. Đa số tỏ ra xót xa cho những chiếc xế hộp khi không may gặp nạn "từ trên trời rơi xuống".
Tài khoản Minh Hiếu ngậm ngùi: "12-13 chiếc xe, nhiều xe tiền tỷ. Thế này sửa chữa cũng không ít tiền. Không biết có được bảo hiểm đền không?".
"Đúng là tai bay vạ gió! Mưa có vậy mà bức tường dài mấy chục mét đổ sập, chất lượng công trình quá kém!", tài khoản Nguyễn Thắngbình luận.
Còn tải khoản Nguyễn Hà Myphân tích: "Bên ngoài nhiều gia đình tự buộc dây, bạt vào tường, mưa gió đọng nước tạo sức nặng, gió giật nhiều làm yếu tường và kéo cả bức tường xuống...".
Hoàng Hiệp
Bỏ giấy đăng kiểm, giãn thời gian kiểm định, tiết kiệm cả ngàn tỷ
Cùng với đề xuất bỏ giấy đăng kiểm, xe taxi, xe công nghệ có thể không phải kiểm định 6 tháng/lần như hiện nay mà tăng lên 12 tháng/lần. Nếu được áp dụng, đề xuất trên sẽ giúp tiết kiệm không ít thời gian và tiền bạc.
">Hà Nội: Loạt ô tô 'bẹp đầu' vì bất ngờ bị tường rào đổ trúng