您现在的位置是:NEWS > Giải trí
Chị chồng cũ hẹn gặp, tiết lộ một bí mật rồi đưa ra đề nghị khó
NEWS2025-02-22 14:14:41【Giải trí】0人已围观
简介Hai năm sau ly hôn,ịchồngcũhẹngặptiếtlộmộtbímậtrồiđưarađềnghịkhóbóng đá cúp fa tôi dần tìm được bìnhbóng đá cúp fabóng đá cúp fa、、
Hai năm sau ly hôn,ịchồngcũhẹngặptiếtlộmộtbímậtrồiđưarađềnghịkhóbóng đá cúp fa tôi dần tìm được bình yên trong cuộc sống. Tôi học được cách yêu thương chính mình, không còn bị cuốn vào những mớ bòng bong của sự dối trá. Nhưng bất ngờ chị chồng cũ gọi điện và nói muốn gặp mặt.

Phải nói rằng, năm xưa hôn nhân của tôi với chồng bắt đầu từ tình yêu chân thành, được gia đình hai bên ủng hộ. Tôi biết anh là mẫu người gia trưởng, bảo thủ nhưng được cái rất yêu thương tôi.
Khoảng 2 năm sau ngày cưới, chúng tôi đã có một bé gái. Nhưng tôi không hiểu sao sóng gió cứ kéo đến liên tục. Anh như biến thành con người khác, hành hạ tinh thần khiến tôi không thể chịu nổi.
Anh thường xuyên đi làm về muộn, nhất định không cho tôi đụng vào điện thoại của anh. Sau mỗi lần đi chơi, uống rượu say, anh về nhà gây sự với tôi. Anh trách tôi chỉ mải đi làm không lo cho con cái và ép tôi nghỉ việc. Tôi không đồng ý và anh lấy cớ đó để ngày ngày cãi nhau với tôi.
Anh xem thường tôi, tự cho mình cái quyền muốn làm gì thì làm. Anh không cho tôi can thiệp vào bất cứ công việc gì của chồng. Tôi nhiều lần nhờ bố mẹ chồng, chị chồng can thiệp nhưng giữa tôi và anh, họ chọn cách bênh người ruột thịt.
Có lần tôi về nhà than khóc với mẹ, mẹ động viên tôi chịu đựng, chứ ly hôn thiệt cho mình, cho con. Mẹ dặn, dù có chuyện gì thì tôi cũng không được là người đưa đơn trước, kẻo mang tiếng bỏ chồng.
Tôi nghe theo lời mẹ dặn, cố chịu đựng khổ sở nhưng nghĩ đến con phải chứng kiến cảnh bố mẹ cãi nhau suốt ngày, tôi khó chịu vô cùng.
Giọt nước tràn ly khi anh đánh cả tôi và con, tôi tức quá tuyên bố ly hôn. Không chút do dự, anh đồng ý với mọi điều kiện tôi đưa ra. Khoảng thời gian căng thẳng đó kéo dài khoảng gần 1 năm.
Sau ly hôn, tôi và con chuyển đến khu vực khác sinh sống, không quan tâm tới chuyện của anh nữa. Tôi cũng không còn tìm kiếm nguyên nhân khiến anh thay đổi. Mọi chuyện đã qua, nhưng ngày hôm đó, chị chồng cũ gọi tôi làm tôi bối rối.
Tôi đến điểm hẹn và hơi chút giật mình khi thấy gương mặt chị có vẻ mệt mỏi, ánh mắt chứa đựng nhiều điều khó nói. Sau vài câu chuyện vu vơ, chị thẳng thắn chia sẻ. Chị xin lỗi đã giấu tôi sự thật về chồng cũ mà đáng lẽ ra tôi phải biết từ lâu.
Hoá ra, anh có con riêng. Anh nói đó là chuyện ngoài ý muốn nhưng vì đó là một bé trai và bố chồng muốn nhận bé về làm cháu đích tôn. Thời điểm đó, anh nghe theo ý gia đình, đón con trai và mẹ bé về.
Anh định bụng sẽ nói hết với tôi, mong tôi tha thứ và chung sống hoà thuận nhưng cuối cùng, mọi chuyện xảy ra không như mong đợi.
"Vậy tại sao bây giờ chị lại nói tất cả với em và chị muốn em làm điều gì?", tôi cố giữ giọng bình tĩnh và hỏi chị.
Chị đưa bộ mặt buồn rầu, thê lương để kể về hoàn cảnh hiện tại của chồng cũ tôi. Chuyện của anh và người phụ nữ kia không được như mong đợi. Hai người về ở với nhau nhưng cơm chẳng lành, canh chẳng ngọt.
Cháu trai được ông nội yêu quý nhưng người phụ nữ kia sống không biết điều. Mẹ chồng đau ốm, đi viện, cô ta cũng không đến chăm lấy một ngày. Hai người ly hôn, chồng tôi một mình nuôi con được hơn 1 năm nay.
Chị tâm sự với tôi rằng, chồng cũ vẫn còn nhiều tình cảm với tôi. Đồ chơi chị mang đến cho con tôi là do anh mua. Anh ngại nên không dám đến nhà. Gần đây, anh bị ngã gãy chân. Kể một hồi, chị đề nghị tôi suy nghĩ về việc quay lại với chồng cũ.
"Anh ấy cần em lúc này. Chúng ta đều biết hôn nhân không dễ dàng nhưng có lẽ nên cho nhau cơ hội để mọi thứ tốt đẹp hơn. Chẳng lẽ em muốn tiếp tục để tình trạng con không có bố", chị nói.
Rời khỏi cuộc hẹn với chị, tôi cảm thấy trong lòng nhiều cảm xúc khó tả. Tôi đã vượt qua những tổn thương và giờ đây lại phải đối mặt với việc quay lại quá khứ? Tôi biết chồng còn yêu tôi nhưng làm sao tôi có thể sống trong cái bóng của sự phản bội?
Có lẽ, cuộc sống không đơn giản như tôi tưởng. Câu hỏi của chị để con gái có bố làm tôi đau đáu mãi. Quả thực, tôi không biết nên thế nào trong hoàn cảnh này!
Độc giả giấu tên

Vợ đệ đơn ly hôn sau 40 ngày làm đám cưới vì thói quen kỳ lạ của chồng
ẤN ĐỘ - Người phụ nữ xin ly hôn vì không thể chịu đựng được người chồng không tắm hàng ngày. Mỗi tháng anh chỉ tắm từ 1 đến 2 lần.很赞哦!(452)
相关文章
- Nhận định, soi kèo Gulf Heroes vs Dabba Al
- Nơi giấc mơ tìm về tập 3: Gia An tán gái lạ bị chị người yêu bắt gặp
- Món ngon Sài Gòn: Món hủ tiếu lạ miệng nhưng chất lừ
- Chèn ép xe cứu thương, nam tài xế bị phạt tù và cấm lái xe
- 5 mẫu xe ‘cực hot’ ở các nước nhưng không thành công tại Việt Nam
- Vợ tặng nam streamer quà 1,5 tỷ đồng, chồng tức giận kiện ra tòa
- Trúng số hơn 98 tỷ đồng, người phụ nữ chia tay chồng sắp cưới
- 7 bước vệ sinh tủ lạnh
- Những mẫu xe 3 năm tuổi đáng tin cậy nhất trên thị trường
- 48 giờ ở Nam Định
热门文章
站长推荐
Hiện bà Hường đã được cai thở máy, đang phải thở oxy qua mũi, cho ăn qua Sonde dạ dày thường xuyên. Sau 8 ngày cấp cứu tại Khoa Hồi sức tích cực Bệnh viện Hữu Nghị Đa khoa Nghệ An, do điều kiện khó khăn, chi phí tốn kém vượt quá khả năng cho phép, mặc dù bệnh tình chưa thuyên giảm nhưng gia đình quyết định đưa bà Hường về điều trị tại BVĐK huyện Đức Thọ với phương châm còn nước còn tát.
Đã hai tuần nay, bà Hường gần như nằm bất động, phải trợ thở bằng máy. Một nửa người bên phải của bị liệt hoàn toàn, ăn uống phải bơm bằng sữa thông qua Sonde dạ dày đặt đường mũi. Mọi sinh hoạt phải nhờ vào cậu con trai và người thân bên ngoại.
Từ khi mẹ ngã bệnh, Nguyễn Viết Được (21 tuổi) phải xin nghỉ việc ở nhà hàng để về chăm sóc. Mặc dù thỉnh thoảng có các dì đến thay nhưng Được luôn quanh quẩn bên mẹ, khi lấy khăn lau mặt, lúc xoa bóp chân tay, theo dõi từng biểu hiện trên khuôn mặt mẹ. Dường như trong sâu thẳm đáy lòng, em sợ mẹ mình không tỉnh lại, sợ mất đi chỗ dựa tinh thần cuối cùng của cuộc đời.
Không có tiền, chỉ riêng việc ăn uống, sinh hoạt tại bệnh viện đã là cả vấn đề lớn, vậy nên toàn bộ thuốc thang cho bà Hường đều theo chế độ bảo hiểm y tế của hộ nghèo, không thể mua thêm thuốc ngoài điều trị.
Theo BVĐK huyện Đức Thọ, sau khi từ Bệnh viện Hữu Nghị Đa khoa Nghệ An về, bệnh nhân tiếp tục được thở máy 10 ngày. Hiện đã được cai thở máy, đang phải thở oxy qua mũi, cho ăn qua Sonde dạ dày thường xuyên. Ý thức lơ mơ, đang cần theo dõi sát và chăm sóc toàn diện.
Ngôi nhà tình nghĩa được một doanh nghiệp tài trợ xây dựng của bà Hường. Thấu hiểu tình cảnh khốn khó của người bệnh, lãnh đạo BVĐK huyện Đức Thọ đã đưa bà vào diện hỗ trợ cơm miễn phí theo chương trình quỹ hỗ trợ người nghèo.
Với ánh mắt gần như tuyệt vọng, Nguyễn Viết Được cầu cứu: “Mặc dù mẹ không được nhanh nhẹn như người khác nhưng đối với con đó là chỗ dựa tinh thần hết sức lớn lao. Cầu xin mọi người cứu sống mẹ con, chỉ mong mẹ khoẻ lại, mọi khó khăn con sẽ cố gắng vượt qua”.
Gia cảnh khốn khó
Sinh ra trong một gia đình có 8 người con nhưng bà Hường là người thiệt thòi nhất bởi không được nhanh nhẹn, hoạt bát như 7 chị em còn lại. Sau khi vào Đồng Nai cùng chị gái, bà quen một người đàn ông quê Thanh Hoá rồi sinh ra Nguyễn Viết Được, tuy nhiên phía 2 gia đình không biết nhau vì không được tổ chức cưới hỏi.
Khi bé Được lên 3 tuổi, do không thể cầm cự nên 2 mẹ con dắt díu nhau về quê. Thương con, ông bà ngoại dựng cho một túp lều trong vườn để ở cùng 1 sào ruộng làm sinh kế. Thời gian này, bố em có về thăm một lần rồi mất liên lạc cho đến nay, hiện tại không biết đang ở đâu, còn sống hay đã mất.
Hàng ngày, ngoài sào ruộng lúa chỉ làm 1 mùa, bà Hường tranh thủ lên núi chặt trện (loại cây dùng để làm chổi) và hái sim đem bán. Hết mùa sim, bà lại đi mò cua, bắt ốc để trang trải cuộc sống.
Tài sản trong nhà không có gì đáng giá ngoài chiếc giường gỗ rộng 1,2m … và bình bếp gas nấu ăn Bà Nguyễn Thị Hồng Hảo (SN 1969, chị gái của bà Hường) cho biết, do không có điều kiện, Được chỉ học hết lớp 6 rồi nghỉ. Khi còn ở nhà thì theo mẹ hái sim, chặt trện, mò cua bắt ốc, vài năm lại đây thì đi làm phục vụ nhà hàng ở thành phố Vinh nhưng thu nhập cũng không đáng kể.
“Một người khoẻ mạnh, mỗi ngày đi chặt trện, hái sim chỉ được khoảng 100 ngàn, còn bình thường chỉ được khoảng 60 ngàn. Dù thu nhập không đáng là bao nhưng đó là sinh kế duy nhất giúp hai mẹ con tồn tại qua ngày”, bà Hảo thông tin.
Gần 10 năm nay, bà Hường còn mắc thêm bệnh gan. Ngoài việc đồng áng thì bà làm thuê, ai kêu gì làm nấy, xong việc được trả cho kí gạo hoặc mớ rau. Hai năm nay đau ốm thường xuyên đi bệnh viện, bà không thể làm gì, bữa cơm chỉ trông chờ vào tấm lòng hảo tâm của mọi người.
Cũng theo bà Hảo, trước đây hai mẹ con có chế độ 360.000 đồng hỗ trợ mẹ nuôi con đơn thân, tuy nhiên từ khi Được đủ 18 tuổi thì bị cắt. Nhà đông chị em nhưng đều nghèo khó, không giúp đỡ được nhiều, thỉnh thoảng chỉ hỗ trợ được ít kg gạo.
Có tận mắt chứng kiến mới thấy được cuộc sống của 2 mẹ con bà Hường hết sức tạm bợ. Trong ngôi nhà nhỏ chừng 45m2, được một nhà tài trợ xây dựng vào năm 2021, dường như không có gì đáng giá ngoài chiếc giường gỗ rộng 1,2m và bếp gas nấu ăn.
Trong chiếc thùng nhựa chỉ còn vài kg gạo và ít gói mì tôm, đồ gia vị cũng cạn kiệt Trong nhà không có đồ đạc gì, không bàn ghế, không tivi, tủ lạnh. Chiếc thùng nhựa cạnh bếp gas - "kho lương thực" của hai mẹ con chỉ còn vài kg gạo và ít gói mì tôm, đồ gia vị cũng cạn kiệt. Được người thân cho cái quạt cũ dùng tạm, mấy hôm nay bà Hường ngã bệnh nên phải đưa lên bệnh viện.
Những ngày sắp tới sẽ vô cùng khó khăn đối với Nguyễn Viết Được. Tiền công làm thuê không được bao nhiêu, nay lại phải nghỉ cả tháng trời để phục vụ mẹ, không biết em sẽ xoay xở thế nào. Em chỉ biết khẩn cầu phép màu xảy đến, giúp mẹ con em vượt qua cơn hoạn nạn.
">Mọi sự giúp đỡ xin gửi về:
1. Gửi trực tiếp: Em Nguyễn Viết Được, thôn Thượng Hà, xã Phú Lộc, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh. SĐT: 0904776564
2. Ủng hộ qua Báo VietNamNet: Ghi rõ ủng hộ MS 2023.187 (Bà Nguyễn Thu Hường)
Chuyển khoản: Báo VIETNAMNET
Số tài khoản: 0011002643148. Sở giao dịch Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam - 198 Trần Quang Khải, Hà Nội
- Chuyển khoản từ nước ngoài: Bank account: Báo VIETNAMNET
- The currency of bank account: 0011002643148
- Bank: - BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM
- Address: 198 Tran Quang Khai, Hanoi, Vietnam
- SWIFT code: BFTVVNV X
- Qua TK ngân hàng Vietinbank:
Chuyển khoản: Báo VietNamNet
Số tài khoản: 114000161718
Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Đống Đa
- Chuyển tiền từ nước ngoài:
Vietnam Joint Stock Commercial Bank for Industry and Trade, Dong Da Branch
- Address: 183 Nguyễn Lương Bằng, quận Đống Đa, Hà Nội
- Swift code: ICBVVNVX126
3. Hoặc trực tiếp báo VietNamNet:
- Phía Bắc địa chỉ: tầng 3, tòa nhà C’Land,156 Xã Đàn 2, phường Nam Đồng, quận Đống Đa, Hà Nội.
- Phía Nam: Văn phòng đại diện báo VietNamNet phía Nam, số 27 Nguyễn Bỉnh Khiêm, Quận 1, TP.HCM. Điện thoại: 19001081.
'Xin cứu mẹ con với. Mẹ là chỗ dựa duy nhất đời con'
Tình trạng như vậy là do "thơ sợ người" hay "người sợ thơ". Tôi nghĩ là do cả hai phía. Mà lý do nào cũng là bất thường. Đã là bất thường thì chẳng mấy khi hay ho ví như "họp bất thường chẳng hạn". Buồn.
Mấy năm trước, tôi đọc tờ Boston Globethấy thông tin các cuộc đọc thơ khá nhiều trong tuần. Được biết các thành phố ở Mỹ cũng thế. Theo dõi Facebook của một số bạn bè là nhà thơ ở Mỹ, Colombia, Hàn Quốc, Ai Cập, Úc... thấy họ thường xuyên có các cuộc đọc thơ. Dù là giàu như Mỹ nhưng việc sinh hoạt thơ ca vẫn là một sinh hoạt thường xuyên được công chúng quan tâm.
Hội nhà văn chuẩn bị khai trương Trung tâm phát triển và quảng bá sách văn học tại 65 Nguyễn Du, Hà Nội. Hội nhà văn sẽ phục hồi sinh hoạt đọc thơ một cách tốt nhất.
"Nếu có kiếp sau tôi lại lấy vợ và lại thích các nhà thơ đọc thơ trong đám cưới của mình". Tôi cưới vợ cách đây ngót 40 năm. Đám cưới tôi tổ chức ở làng Chùa và có các nhà thơ Phạm Tiến Duật, Nguyễn Duy, Anh Chi, Nguyễn Thành Phong, Trương Nhân Huyền... về dự. Các nhà thơ đã đọc thơ trong đám cưới tôi. Nhà thơ Nguyễn Thành Phong còn viết một bài thơ cực hay có tên Đưa dâu về sông Đáyđể tặng tôi. Quà cưới thế mới là quà cưới chứ. Trong vài trăm phong bì tiền mừng đám cưới mà có một phong bì đựng một bài thơ viết tặng đám cưới của mình thì quá đặc biệt, quá hạnh phúc. Tin tôi đi.
"Bây giờ bói cũng không ra được chú rể (là nhà thơ) đọc thơ trong ngày cưới của mình". Còn tôi hôm đó cũng đọc thơ. Chú rể mà đọc thơ thì mới khủng. Bây giờ bói cũng không ra được chú rể (là nhà thơ) đọc thơ trong ngày cưới của mình. Lịch sử không lặp lại đâu nhé.
Nếu có kiếp sau tôi lại lấy vợ và lại thích các nhà thơ đọc thơ trong đám cưới của mình. Đương nhiên tôi cũng đọc thơ.
(Ảnh: NVCC)
Hé lộ căn phòng đặc biệt của Chủ tịch Hội Nhà văn Nguyễn Quang Thiều
"Với một ly cà phê nóng, một tẩu thuốc, một bức tranh đang vẽ, một bản thảo đang đọc lại... tôi bắt đầu có dấu hiệu tìm thấy tôi cho dù cái tôi ấy đầy khiếm khuyết, nhiều bóng tối và không đồng dạng với xung quanh", nhà thơ Nguyễn Quang Thiều viết.">Một bài thơ viết tặng đám cưới của mình thì quá đặc biệt, quá hạnh phúc
Zhang Jiayi, 31 tuổi, chụp ảnh cùng bố mẹ Zhang Jiayi, 31 tuổi, làm "con gái toàn thời gian" của bố mẹ ở quê nhà. Cô chia sẻ rằng một ngày làm việc điển hình của mình là buổi sáng đi dạo, nói chuyện cùng bố mẹ. Sau đó, họ đi chợ mua đồ, chuẩn bị bữa trưa. Nghỉ ngơi một chút rồi bắt đầu chuẩn bị cho bữa tối. Cha mẹ trả cô 1.500 USD/tháng.
"Không chỉ được nhận lương từ bố mẹ, tôi thực sự tận hưởng quá trình được ở bên họ và mong muốn ở bên gia đình. Gia đình tôi vẫn tin rằng những gì tôi đạt được về mặt cảm xúc là điều quan trọng hơn cả", cô chia sẻ.
Cô từng có một cửa hàng bán quần áo cho đến khi ngành kinh doanh này sụp đổ vì đại dịch. Sau đó, cô tiếp tục gặp khó khăn trong việc khôi phục lại từ đầu. Mặc dù cô đã đi tìm việc nhiều nơi nhưng không thành công.
Cô cho biết, ban đầu, những công việc như nấu ăn, lái xe và đi chợ mua đồ là những khái niệm hoàn toàn xa lạ. Cô thậm chí còn không phân biệt được các loại rau. Nhưng giờ đây, cô đã hiểu rõ và "những nhiệm vụ này không khó như cô tưởng tượng".
Nền văn hóa làm việc khốc liệt và mệt mỏi, có nơi đòi hỏi làm 72 giờ/tuần, cùng tình trạng khó tìm việc làm, là những nguyên nhân chính làm gia tăng người trẻ lựa chọn về sống với bố mẹ.
Theo Cục Thống kê quốc gia Trung Quốc, tỷ lệ thất nghiệp ở người dưới 24 tuổi khu vực thành thị đã tăng lên 21,3% trong tháng 6; 4,1% ở người từ 25 đến 59 tuổi.
Tuy nhiên, chuyện ăn bám bố mẹ của một số bộ phận giới trẻ còn có nguyên nhân khác, xuất phát từ chính bản thân họ.
Zhang Xinyang 28 tuổi vẫn phụ thuộc tài chính vào bố mẹ Zhang Xinyang trở thành nghiên cứu sinh tiến sĩ Toán ứng dụng tại một trường đại học hàng đầu Trung Quốc năm 16 tuổi. Anh được kỳ vọng sẽ có một tương lai tươi sáng, công việc tốt, lương cao, báo hiếu cha mẹ.
Nhưng giờ đây, anh đã 28 tuổi, làm tự do và vẫn phụ thuộc tài chính vào bố mẹ. Anh từng nổi tiếng là "sinh viên đại học trẻ nhất Trung Quốc", "sinh viên mới tốt nghiệp trẻ nhất Trung Quốc".
Điều kiện kinh tế gia đình chỉ ở mức tầm trung nhưng anh từng đòi bố mẹ mua cho căn hộ ở Bắc Kinh trị giá 275.000 USD. Khi ấy, anh nói với bố mẹ rằng nếu không có nhà, anh sẽ bỏ ngang thạc sĩ, cũng như không học lên tiến sĩ. Chiều theo ý anh, bố mẹ anh đã thuê một căn hộ và nói dối rằng họ mua cho anh.
Anh hoàn thành bằng tiến sĩ vào năm 2019 và sau đó trở thành giảng viên tại Đại học Sư phạm Ninh Hạ. Tuy nhiên, anh đã nghỉ dạy vào tháng 8/2021. Hiện tại, anh không làm công việc toàn thời gian, chỉ có vài nghìn tệ trong tài khoản ngân hàng. Anh thuê một căn hộ ở Thượng Hải và vẫn phụ thuộc tài chính vào bố mẹ.
Chia sẻ trong 1 cuộc phỏng vấn, anh nói: "Cha mẹ nợ tôi điều này. Căn hộ mà họ chưa bao giờ mua cho tôi, hiện có giá trị lên đến 1,4 triệu USD".
Một số người mô tả trường hợp của Zhang Xinyang là "sự sụp đổ của một thần đồng", theo SCMP.
Những đứa con ăn bám bố mẹ có thể là "sản phẩm" của sự nuông chiều. Cha mẹ chiều con quá mức có thể hại cuộc đời đứa trẻ.
Yang Suo sinh tại Tín Dương, Hà Nam (Trung Quốc), được nuông chiều từ bé dẫn đến thói quen ỷ lại, bị động. Năm 8 tuổi, cậu vẫn được cha mẹ bế hoặc khiêng trên một chiếc giỏ tre vì không muốn con đi bộ mỏi chân.
Cha mẹ vì làm việc quá sức mà sức khoẻ ngày càng giảm sút và rồi qua đời. Tưởng như bi kịch giúp cậu trở thành con người mới nhưng với bản tính ương bướng, không có chí tiến thủ, cuộc đời cậu lao dốc. Cậu qua đời vì đói và lạnh, khi còn rất trẻ, chỉ mới ngoài 20 tuổi.
Tổng hợp
Thế hệ người trẻ Mỹ ăn bám gia đình
Thường được khuyến khích ra ở riêng khi đủ 18 tuổi hoặc học đại học, nhưng người trẻ Mỹ ngày càng mong muốn chung sống cùng gia đình vì có thể tiết kiệm tiền bạc.">Dở khóc dở cười chuyện người trẻ về nhà ăn bám bố mẹ
Nhà thơ Lê Quý Dương tặng sách thơ song ngữ Anh - Việt 'Ký hoạ con mê' của anh cho tiểu thuyết gia Ashok Ferrey. Ông là tác giả của 7 cuốn tiểu thuyết, 5 trong số đó được đề cử cho Giải Gratiaen, giải thưởng văn học của Sri Lanka do Michael Ondaatje sáng lập. Tiểu thuyết mới nhất Người đàn ông không thể kết hônđã giành được Giải thưởng Gratiaen năm 2021. Cuốn sách Lời nói không ngừng của những con quỷdo ông sáng tác cũng được đưa vào danh sách đề cử cho Giải thưởng DSC.
Trong không gian ấm cúng đậm chất Việt, các khách mời cùng thảo luận về chủ đề trí tuệ nhân tạo (AI) và việc sử dụng AI trong sáng tác văn học. Phóng viên VietNamNet đã đặt câu hỏi và lắng nghe ý kiến của nhà văn Ashok Ferrey về vấn đề này.
-Cảm nhận của ông về trí tuệ nhân tạo trong sáng tác văn học?
Tôi thấy trí tuệ nhân tạo (AI) đã biến những tác phẩm văn học trở nên hoàn hảo. Tuy nhiên, tôi lại thích đọc một tác phẩm văn chương không hoàn hảo do một nhà văn tự sáng tác hơn, chính sự không hoàn hảo đó thể hiện bản sắc của con người họ. Trong quá trình làm cho tác phẩm trở nên hoàn hảo, AI đã "là phẳng" đi tất cả những góc cạnh thể hiện cá tính riêng của mỗi nhà văn.
-Trải nghiệm cá nhân của ông như thế nào đối với việc sử dụng AI trong sáng tác?
Việc sử dụng trí tuệ nhân tạo hết sức phổ biến trong sáng tác văn học. Tại Sri Lanka, khi tôi gửi bản thảo cho tòa soạn, họ sẽ đưa nó vào Chat GPT để xử lý. Sau đó, Chat GPT đưa ra những đề xuất để bản thảo tốt hơn và tòa soạn yêu cầu tôi làm theo. Một ví dụ khác là người bạn nhà báo của tôi. Hôm qua, chúng tôi vừa nói chuyện với nhau và cô ấy phàn nàn rằng đã viết một bài rất hay và được đăng lên báo. Sau đó, nhiều người phản hồi và cho rằng chắc cô đã sử dụng AI để viết bài nên mới hay như vậy. Điều ấy khiến cô cảm thấy bất công và phẫn nộ.
-Theo lời ông kể ảnh hưởng của AI đã hết sức sâu rộng trong giới xuất bản. Thời đại công nghệ 4.0 này, có một xu hướng là cái gì cũng phải có nhanh, ngay lập tức, rất ít người giữ được tâm huyết và đắm chìm trong quá trình sáng tác tác phẩm. Ông suy nghĩ gì về điều này?
Tôi từng học chuyên ngành toán ở đại học, thời ấy chưa có máy tính. Sau đó, tôi được chứng kiến sự thay đổi mang lại bởi máy tính: các nhân viên thu ngân không còn tự tính nhẩm trong đầu nữa mà chỉ cần bấm máy. Dần dần, phần lớn chúng ta đều sử dụng máy tính và không còn giữ thói quen tính nhẩm nữa, điều đó làm cho khả năng tính nhẩm kém đi. Tôi sợ rằng điều tương tự sẽ diễn ra với văn chương. Trong thời đại ngày nay, khoảng thời gian mà một người có thể tập trung vào một công việc là rất ngắn. Vì thế, các sản phẩm ngắn như video Tiktok rất được ưa chuộng. Thế nhưng, không hiểu vì lý do gì, khi tôi viết tay để sáng tác thì sản phẩm lại chất lượng hơn đánh máy. Tôi sợ rằng sự sản xuất nhanh chóng và hoàn thành trong nháy mắt của AI sẽ khiến con người đánh mất thói quen đào sâu suy nghĩ và sáng tạo.
-Theo ông có cách nào để người viết vừa tận dụng AI vừa giữ được bản sắc riêng trong tác phẩm?
Thật sự tôi thấy rất khó. Ngày xưa, chúng ta cần thợ để may áo, nhưng bây giờ chỉ cần ra hàng là mua được một cái áo may sẵn như tôi đang mặc đây. Và giá của áo may sẵn bao giờ cũng rẻ hơn nhiều giá áo may tay hay may đo riêng. Tôi nghĩ rằng có thể xu hướng thị trường văn học trong tương lai cũng như vậy, có sản phẩm tạo ra bởi AI và có sản phẩm được sáng tác theo cách truyền thống. Tôi cũng tìm cách để dung hòa các yếu tố nhưng vẫn chưa có giải pháp.
-Có thể miêu tả rõ hơn hình dung của ông về bối cảnh ngành xuất bản trong tương lai?
Tôi nghĩ rằng cũng giống như áo may tay hiếm có và đắt tiền, có thể một bộ phận nhỏ các nhà văn sẽ tiếp tục đi theo lối sáng tác truyền thống và cho ra đời những tác phẩm có chất lượng cao hơn. AI rất thông minh nhưng không thể thay thế được cảm xúc mà chỉ con người mới có. Như vậy các tác phẩm được sáng tác theo cách truyền thống sẽ có giá trị cao hơn và các sản phẩm của AI sẽ mang tính đại trà. Tôi hơi bi quan về bối cảnh đó, vì trong nền kinh tế thị trường văn chương truyền thống với giá cao và thời gian sáng tác lâu rất khó cạnh tranh với văn chương AI vừa nhanh vừa rẻ và ai cũng làm được.
-Nhiều ý kiến cho rằng AI đóng góp rất tốt vào sự phát triển của nhân loại, ông nghĩ sao về điều này?
Tôi không phủ nhận điều đó, nhưng vẫn nghĩ rằng một sản phẩm văn học được đào sâu và đầu tư thời gian sẽ tốt hơn. Tôi cũng là một kiến trúc sư, theo kinh nghiệm của mình những nhà xây vội thường dẫn tới xây ẩu, hay bị bỏ qua chi tiết. Nhà xây càng nhanh thì tồn tại càng ngắn, mau xuống cấp. Nhưng nhà xây cẩn thận sẽ đứng vững hơn, sử dụng được nhiều năm hơn.
-Ông có điều gì muốn nhắn nhủ với các tác giả Việt Nam?
Tôi rất vui vì ngày hôm nay được trò chuyện với các văn nghệ sĩ Việt Nam về một chủ đề quan trọng như vậy. Tôi mong rằng tất cả chúng ta sẽ giữ vững được bản sắc cá nhân trong sáng tác. Xin mời các bạn đến thăm Sri Lanka và tham gia Lễ hội văn học Sri Lanka do tôi tổ chức vào năm sau! Mong rằng sẽ có nhiều cơ hội hơn để giao lưu văn học giữa hai nước.
Sao Khuê
3 quyển sách viết về những người phụ nữ tiên phong
Ba quyển sách đáng chú ý, lấy chủ đề về phụ nữ, sẽ được phát hành vào đầu tháng này. Các ấn phẩm mang đến câu chuyện về sự tiên phong của phái đẹp trong một số lĩnh vực thường bị lầm tưởng rằng chỉ thuộc về đàn ông.">Nhà văn Ashok Ferrey: Tôi thích đọc một tác phẩm văn chương không hoàn hảo
Cháu Tr. bị dì ruột đánh thương tích 9% Cũng theo Thượng tá Phan Ngọc Tố, chị Nguyễn Thị Huyền hiện không bị tạm giữ vì thuộc diện nuôi con nhỏ.
Trước đó, khoảng 14h chiều 26/4, cháu Lê Quỳnh Tr. (4 tuổi) được đưa vào Khoa ngoại thần kinh thuộc Bệnh viện Đa khoa Hà Tĩnh để bác sĩ thăm khám trong tình trạng bị chấn thương vùng đầu, lưng, bụng, chân có vết xước, mặt và người bị bầm tím.
Cán chổi bị gãy sau khi bà Huyền dùng đánh cháu Tr. Ảnh: Công an cung cấp Qua kiểm tra, bác sĩ nghi những vết thương này do bị đánh nên trình báo đến Công an thị trấn Thiên Cầm để điều tra làm rõ.
Tại cơ quan công an, Huyền khai nhận, do bé Tr. lười ăn, ăn vào thường bị nôn nên Huyền đã nóng giận, dùng cán chổi, cây lau nhà, móc áo đánh đập bé. Bé Tr. bị dì đánh nhiều lần trong 3 ngày trước khi nhập viện.
Bà Nguyễn Xuân Hoàng, Trưởng phòng GD&ĐT huyện Cẩm Xuyên thông tin, bố mẹ bé Tr. sinh sống và làm việc ở miền Nam, gửi cháu Tr. về cho dì nuôi dưỡng từ năm 3 tuổi. Hiện vụ việc đang được điều tra, làm rõ.
Thiện Lương
">Công an thông tin vụ dì ruột đánh cháu 4 tuổi nhập viện vì lười ăn
Dòng xe Mercedes-Benz S-Class 2022 Lỗi trên được hé lộ sau một cuộc điều tra của Mercedes-Benz vào hồi đầu năm nay. Có vẻ như một nhà cung cấp loại keo kết dính cho hệ thống bảng điều khiển, đã đưa ra những loại vật liệu với độ dính hơi yếu, thiếu chuẩn an toàn.
Bảng điều khiển trên dòng S-Class 2022 Dù sao, đây vẫn là một đợt triệu hồi dễ thở đối với Mercedes-Benz và về cơ bản họ cũng tỏ ra khá may mắn trong các đợt triệu hồi tại Mỹ khi không có đợt nào đạt trên mức 100 chiếc.
Năm 2019, chỉ có 11 chiếc AMG GT-53 và GT-63 đời 2019 bị triệu hồi cũng với lý do bảng điều khiển trung tâm gặp trục trặc.
Hùng DũngKhông để tài xế xem tivi, Mercedes-Benz ra lệnh triệu hồi hàng loạt xe S-Class
Mercedes-Benz sẽ tiến hành triệu hồi một số xe S-Class và xe điện EQS do lỗi phần mềm nhỏ, dẫn tới việc tài xế có thể xem TV trong lúc lái xe.
">Mercedes bị triệu hồi một xe duy nhất vì gắn sót bảng điều khiển
Chiếc Rolls-Royce Phantom của ông Trịnh Văn Quyết là phiên bản "Lửa Thiêng" duy nhất tại Việt Nam Như vậy, chiếc xe Rolls-Royce Phantom Lửa Thiêng sẽ tiếp tục được lưu giữ tại cửa hàng bán xe tư nhân Sơn Tùng Auto tại Hà Nội để phục vụ cho lần đấu giá tiếp theo. Được biết, chiếc xe siêu sang này là tài sản đảm bảo cho khoản vay của công ty FLC Land (thuộc Tập đoàn FLC) tại ngân hàng OCB Hà Nội.
Chiếc Rolls-Royce Phanton Lửa Thiêng có giá lên tới 50 tỷ đồng ở thời điểm xe được nhập về Việt Nam. Do việc bán đấu giá theo kế hoạch sẽ không diễn ra như dự kiến, phía chủ nợ là ngân hàng OCB Hà Nội nhiều khả năng vẫn sẽ ủy thác cho công ty đấu giá hợp danh Đông Nam để tiếp tục tiến hành tổ chức buổi đấu giá lần 2. Mức giá khởi điểm đấu giá lần 2 của chiếc Rolls-Royce Phantom Lửa Thiêng giảm bao nhiêu so với lần đầu dự kiến cũng sẽ được công bố sớm.
Rolls-Royce Phantom Lửa Thiêng từng được ông Trịnh Văn Quyết sử dụng là mẫu xe độc bản được chế tác riêng cho vị cựu Chủ tịch Tập đoàn FLC. Xe được đưa về Việt Nam vào cuối năm 2015 với giá trị ở thời điểm đó lên tới 50 tỷ đồng.
Đây là chiếc Rolls-Royce thứ hai của ông Trịnh Văn Quyết được đem ra bán đấu giá nhưng bất thành. Trước đó, chiếc xe Rolls-Royce Ghost mạ vàng BKS 30F-187.88 của ông Quyết (đứng tên Công ty CP Đầu tư Du thuyền và sân golf FLC Biscom) cũng đã 2 lần đấu giá thất bại và đang chuẩn bị cho lần đấu giá thứ 3 với giá khởi điểm 9,4 tỷ đồng (giảm 600 triệu đồng so với giá đưa ra ban đầu).
Ngô Minh
Bạn có bình luận thế nào về câu chuyện đấu giá thất bại trên? Hãy để lại bình luận bên dưới hoặc chia sẻ bài viết về Ban Ô tô xe máy theo email: otoxemay@vietnamnet.vn. Các nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!
Đấu giá Rolls-Royce mạ vàng lần 2 của ông Trịnh Văn Quyết thất bại, giá hạ còn 9,4 tỷ đồngBuổi đấu giá lần thứ 2 chiếc siêu xe Rolls-Royce Ghost mạ vàng của ông Trịnh Văn Quyết tiếp tục thất bại khi không có người đặt cọc tham gia mua.">Không ai đặt cọc tiền đấu giá Rolls
Sách Không bao giờ là thất bại! Tất cả là thử tháchđược ra mắt lần đầu tại Việt Nam từ năm 2001. Suốt 2 thập kỷ, quyển tự truyện đạt số lượng phát hành kỷ lục với nhiều lần tái bản.
Trong ấn bản mới nhất, đơn vị thực hiện cho biết giữ nội dung 40% - 50% của phần một. Họ dành thời gian dài trao đổi với gia đình của Chu Ju Yung để có bản cập nhật đầy đủ hơn về thông tin, sự kiện diễn ra trong cuộc đời ông...
"Không bao giờ thất bại, tất cả là thử thách" là cuốn tự truyện xúc động của nhà sáng lập Huyndai. Ngoài ra, bức tâm thư con trai Chung Mong-joon viết cho người cha quá cố cũng lần đầu được công bố trong bản tiếng Việt. Qua những dòng chia sẻ của anh, người đọc sẽ thấu cảm hơn về nhân cách sống và hành trình lập chí vĩ đại - khởi nghiệp kiến quốc của vị doanh nhân tài ba.
Ông Nguyễn Văn Phước, đại diện đơn vị First News cho biết quyển sách viết về một cá nhân nhưng có ý nghĩa lớn lao với cộng đồng. Ông nhìn nhận trong nhiều năm qua, tác phẩm đã hoàn thành sứ mệnh của nó là truyền động lực, niềm tin yêu đến nhiều thế hệ bạn trẻ Việt Nam và cả thế giới trong quá trình chinh phục ước mơ.
Ông Nguyễn Văn Phước, đại diện đơn vị First News mất nhiều thời gian và tâm huyết để hoàn thiện quyển sách. "Trên hành trình vạn dặm, khi gặp khó khăn, ai cũng than thân trách phận, chẳng mấy ai đủ dũng cảm để đón nhận sự thất bại, và quay vào trong tự vấn những thiếu sót của bản thân. Sách chính là chìa khóa mở ra cho mỗi người một thế giới đầy niềm tin, sự lạc quan ngay cả khi đối diện những khó khăn, thất bại", ông chia sẻ.
Không bao giờ là thất bại! Tất cả là thử tháchthuật lại cuộc đời và sự nghiệp của ông Chung Ju Yung. Cuốn sách khắc hoạ chi tiết về hành trình gây dựng nên một thương hiệu nổi tiếng toàn cầu bởi một cậu bé nghèo, ít học nhưng không ngừng nuôi ước mơ, hy vọng và dám hành động đến cùng vì hoài bão của mình.
Sách trở thành phương châm sống của rất nhiều người trẻ Việt Nam và thế giới. Ấn bản tiếng Việt do Phạm Hồng Phương dịch, Lê Huy Khoa hiệu đính. Sách còn cho thấy một "Khát vọng Đại Hàn" - từ một đất nước Hàn Quốc với nền kinh tế yếu, xã hội bất ổn vì chiến tranh, thiên tai... đến từng bước trở thành một cường quốc vững mạnh như hiện nay. Thành tựu này chắc chắn có phần đóng góp không nhỏ của những doanh nhân khởi nghiệp như Chung Ju Yung, những con người có khát vọng và thực thi khát vọng đến cùng.
Vượt xa khỏi khuôn khổ là tựa đề của một cuốn sách, Không bao giờ là thất bại - Tất cả là thử tháchcòn là châm ngôn sống, tiếp thêm sức mạnh cho rất nhiều thế hệ vượt lên khỏi những nghịch cảnh để đạt được điều mà mình ao ước và cống hiến cho xã hội tốt đẹp hơn.
Thúy Ngọc
Cuộc hành trình hy vọng của nhân loại
Dường như trong khủng hoảng đa phần các cộng đồng con người trở nên gắn kết, mạnh mẽ và chia sẻ hơn, còn phần lớn cá nhân trở nên cứng cỏi và… vị tha, tử tế hơn.
">Ra mắt tự truyện 'Không bao giờ là thất bại