Rắc rối vì bỏ hộ khẩu nhưng vẫn tính định mức nước theo nhân khẩu
Vừa rồi,ắcrốivì bỏhộkhẩunhưngvẫn tínhđịnhmứcnướctheonhânkhẩxếp hạng bundesliga tôi đến công ty cấp nước để đổi tên chủ hộ sau mấy năm chuyển chỗ ở nhưng không để ý và thấy chưa cần thiết đổi tên sớm. Thế là tôi bị yêu cầu khai báo và chứng minh nhân khẩu đã ở địa chỉ đó từ khi mua nhà đến nay.
Sau thời gian làm tạm trú, tôi chuyển sang thường trú bằng khai báo trên cổng dịch vụ công. Tôi được yêu cầu phải có xác nhận thời điểm thường trú với đủ nhân khẩu bởi công an phường. Vậy tính ra bỏ hộ khẩu thì thủ tục sẽ rắc rối hơn?
"Tại sao bên điện tính định mức theo hộ, còn nước vẫn tính theo nhân khẩu?", tôi hỏi anh nhân viên cấp nước? Sau đó, tôi được giải thích rằng: "Điện có thể dùng chung được, ví dụ một bóng đèn có thể dùng cho nhiều người, còn nước thì phải dùng riêng". Tôi hỏi tiếp: "Vậy rửa xoong nồi, lau rửa nhà cửa, tưới cây... là chung hay riêng?". Đến đây, anh nhân viên đáp: "Đó là quy định nên phải theo".
>> 'Toát mồ hôi làm thủ tục tạm trú online'
Theo tôi, điện và nước có đặc thù gần giống nhau về mức tiêu thụ, có những thiết bị dùng chung, có những việc dùng riêng, vậy nên tính định mức theo hộ hoặc có thể tính theo diện tích sử dụng của căn nhà, chứ không nên tính theo nhân khẩu vì thủ tục sẽ rất phiền hà.
Ví dụ, trung bình một người ở khoảng 15 m2, diện tích nhà 75 m2 thì tính định mức khoảng năm người. Còn để chính xác tuyệt đối thì không có cách tính nào bảo đảm.
Liệu bao nhiêu hộ thay đổi nhân khẩu mà nhớ để đến công ty khai báo thay đổi định mức nước như hiện nay? Hoặc nhà có thêm người thì khai báo tăng để hưởng lợi, còn bớt người (ví dụ có người qua đời) không khai báo thì liệu công ty cấp nước có biết?
Vì thế, thiết nghĩ ngành nước cần xem lại cách tính định mức như ngành điện để giảm thiểu thủ tục hành chính và thời gian không cần thiết cho người sử dụng.
* Quan điểm của bạn thế nào?