您现在的位置是:NEWS > Thể thao
Khám phá hành trình sáng tạo chữ Quốc ngữ
NEWS2025-02-25 18:45:06【Thể thao】6人已围观
简介Hành trình sáng tạo chữ Quốc ngữlà cuốn tranh truyện bán hư cấu, kể lại câu chuyện cuộc đời nhiều thlịch v league 2024lịch v league 2024、、

Hành trình sáng tạo chữ Quốc ngữlà cuốn tranh truyện bán hư cấu, kể lại câu chuyện cuộc đời nhiều thăng trầm của giáo sĩ Đắc Lộ - Alexandre de Rhodes, một vị linh mục, người của Tòa thánh Vatican, đã tới Việt Nam từ thế kỉ 17 và có công trong việc in cuốn từ điển đầu tiên của tiếng Việt (Từ điển Việt-Bồ-La) vào năm 1651.
Thông qua những tình tiết li kì và đặc sắc được lựa chọn để kể lại quá trình sáng tạo và phát triển của chữ viết hệ Latinh của tiếng Việt - vốn dĩ rất quen thuộc và đang gắn bó với mỗi người chúng ta,Hành trình sáng tạo chữ Quốc ngữ mong muốn giúp bạn trẻ hiểu rõ hơn về tiếng Việt, truyền ngọn lửa tình yêu thứ ngôn ngữ rất đẹp của dân tộc.
Trong cuộc phỏng vấn với Tri thức - ZNews, họa sĩ Tạ Huy Long và tác giả Phạm Thị Kiều Ly chia sẻ về quá trình thực hiệnHành trình sáng tạo chữ Quốc ngữ. Trải nghiệm hợp tác thú vị này đã truyền cảm hứng cho hai tác giả tiếp tục con đường đưa kiến thức khoa học đến với độc giả qua những trang tranh truyện giàu màu sắc, lời thoại sinh động.
Tác giả Kiều Ly: Tôi không tưởng tượng được nghiên cứu của mình lại được thể hiện đẹp như vậy
- Từ khi nào chị ấp ủ ý tưởng "chuyển thể" luận án tiến sĩ của mình thành một tác phẩm sách tranh truyện?
- Tác giả Kiều Ly:Thú thực, thời làm luận án tại đại học Sorbonne Nouvelle (2014-2018) tôi chỉ cố gắng làm xong luận án rồi chỉnh lý để xuất bản. Tôi chưa bao giờ dám nghĩ sẽ làm một cuốn truyện tranh, vì tôi chưa từng làm sách cho trẻ em, cũng không biết làm thế nào chuyển thể một công trình hàn lâm thành một cuốn tranh truyện có lời thoại.
![]() |
Từ trái qua: biên tập viên Hoàng Thanh Thủy, họa sĩ Tạ Huy Long và tác giả Phạm Thị Kiều Ly. |
Sau khi bảo vệ luận án và về nước, tôi vẫn đang sửa bản tiếng Pháp để xuất bản, thì tháng 8/2021 biên tập viên Hoàng Thanh Thủy (Nhà xuất bản Kim Đồng) viết thư ngỏ ý mời tôi cộng tác viết một cuốn sách về lịch sử chữ Quốc ngữ cho trẻ em. Tôi đắn đo khá lâu mới dám nhận lời. May mắn thay, họa sĩ Tạ Huy Long cũng nhận lời vẽ minh họa cho cuốn sách. Ba chúng tôi cùng nhau làm việc trong gần 2 năm thì hoàn thành Hành trình sáng tạo chữ Quốc ngữ.
- Ý tưởng này đã được các anh chị triển khai như thế nào trong 2 năm đó?
- Tác giả Kiều Ly:Tôi hoàn thành bản thảo đầu tiên vào tháng 10/2021. Khi ấy, tôi viết giống một bài báo khoa học với trích dẫn cụ thể cho từng mục. Chị Thủy nhận xét như vậy thì khô khan quá và trẻ em khó mà hiểu được.
Sau đó chúng tôi đã thống nhất là sẽ để Alexandre de Rhodes (Đắc Lộ) là người kể chuyện thì câu chuyện sẽ mềm mại hơn. Ngoài ra, để thu hút độc giả nhỏ tuổi, chúng tôi sẽ viết cuốn sách này theo hình thức bán hư cấu, tức là để nhân vật bộc lộ cảm xúc hay đưa ra các nhận xét về cảnh vật, con người.
Từ đây, tôi chuyển thể nội dung lịch sử chữ quốc ngữ qua lời kể của Đắc Lộ và có thêm một số phần thể hiện cảm xúc của nhân vật. Ngoài ra, chúng tôi cùng nhau bàn bạc để tạo lời thoại và tôi cũng sưu tầm tranh, ảnh tư liệu để họa sĩ Tạ Huy Long vẽ minh họa cho phù hợp với bối cảnh lịch sử và nhân vật.
Qua 7, 8 lần sửa bản thảo thì cuốn sách có diện mạo như độc giả cầm trên tay hôm nay.
- Đối với chị, đâu là thách thức lớn nhất trong quá trình thực hiện cuốn sách này?
- Tác giả Kiều Ly:Có lẽ thách thức lớn nhất là tôi chưa có kinh nghiệm viết sách cho trẻ em hay làm truyện tranh. Ngoài ra, chuyển thể từ ngôn ngữ học thuật sang ngôn ngữ truyện tranh cũng không hề dễ dàng.
Tôi may mắn có biên tập viên Hoàng Thanh Thủy và họa sĩ Tạ Huy Long đồng hành và hướng dẫn. Qua 2 năm làm việc cùng nhau, tôi rất hạnh phúc vì học thêm nhiều kỹ năng mới, biết cách chuyển thể một công trình hàn lâm, khô khan sang lời kể bình dị. Với các công trình nghiên cứu của mình trong tương lai, tôi cũng sẽ duy trì mô hình: xuất bản công trình học thuật, đồng thời "chuyển thể" thành các ấn phẩm dành cho đại chúng và trẻ em.
- Tháng 10 vừa qua, bộ 2 cuốn sách Lịch sử chữ quốc ngữ (1615-1919)và 100 câu hỏi về Lịch sử chữ quốc ngữcủa chị đoạt giải Sách Phát hiện tại Giải Sách Hay. Nay Hành trình sáng tạo Chữ Quốc ngữ lại vào Chung khảo Giải Sách Quốc gia. Với một người nghiên cứu khoa học và phổ biến khoa học, điều này có ý nghĩa như thế nào?
- Tác giả Kiều Ly: Với một nhà nghiên cứu, được làm điều mình thích và cố gắng đi đến tận cùng nhất có thể để giải đáp tò mò khoa học của chính bản thân đã là một hạnh phúc; hạnh phúc lại nhân lên gấp bội khi một chút mới nho nhỏ mình tìm ra được công bố, được đón nhận và được ghi nhận.
Với các công trình nghiên cứu của mình trong tương lai, tôi cũng sẽ duy trì mô hình: xuất bản công trình học thuật, đồng thời "chuyển thể" thành các ấn phẩm dành cho đại chúng và trẻ em.
Tác giả Phạm Thị Kiều Ly
Tất nhiên, giải thưởng nào cũng có những tiêu chí nhất định và không đại diện cho tất cả. Nhưng với những nhà nghiên cứu trẻ như tôi, trong chừng mực nào đó, giải thưởng giúp chúng tôi thêm chút tự tin để vững bước hơn.
Tôi nghĩ công việc nghiên cứu không chỉ dừng lại ở việc tìm ra chân lý, tri thức, công bố kết quả nghiên cứu, mà cần hướng đến phổ biến tri thức. Lịch sử chữ Quốc ngữ chưa được đề cập một cách tường minh trong chương trình giáo dục phổ thông. Nhờ được giải thưởng, mà các công trình của tôi về lịch sử chữ Quốc ngữ - chữ viết mà chúng ta tuy vẫn dùng hàng ngày nhưng lại ít khi đặt câu hỏi về nguồn gốc - được giới thiệu rộng rãi hơn tới công chúng.
- Chị có kỷ niệm hay khó khăn gì khó quên trong quá trình thực hiện cuốn sách?
- Tác giả Kiều Ly:Thực ra kỷ niệm thì rất nhiều, riêng với bản thân tôi, khoảnh khắc xúc động nhất là lần đầu tiên nhìn thấy các bản vẽ minh họa của anh Long. Tôi chưa hề tưởng tượng được "đứa con tinh thần" của mình lại được chuyển thể một cách sinh động và đẹp đến vậy. Tôi nhớ mình đã đứng lặng im rất lâu nhìn các bức tranh ấy và tưởng tượng đến hành trình các thừa sai tới Việt Nam truyền giáo, hành trình họ sáng tạo chữ viết và hành trình đi tìm tư liệu nghiên cứu của chính bản thân tôi.
Khó khăn cũng rất nhiều, nhưng khắc ghi nhất với tôi là khi cuốn truyện tranh đã dần thành hình, nhưng anh Long yêu cầu tôi bỏ hết lời kể của nhân vật Đắc Lộ với ở ngôi "tôi", mà chuyển cho một nhân vật thứ ba để đảm bảo tính khách quan. Tôi rất khổ sở khi phải bỏ dần các chi tiết mình đã dày công tạo ra. Nhưng trên tất cả, chúng tôi đã rất hạnh phúc được làm việc cùng nhau và được thỏa sức sáng tạo.
![]() |
Sách Hành trình sáng tạo chữ Quốc ngữ. Ảnh:NXB Kim Đồng. |
Họa sĩ Tạ Huy Long: Mong kiến thức hàn lâm đến với thiếu nhi một cách thân thiện nhất
- Là họa sĩ nhiều năm kinh nghiệm trong mảng sách tranh, tranh truyện dành cho thiếu nhi, dự án Hành trình sáng tạo chữ Quốc ngữcó ý nghĩa thế nào đối với anh? Công việc minh họa cuốn sách có gì khác biệt với những tác phẩm khác mà anh thực hiện?
- Họa sĩ Tạ Huy Long:Tôi từng minh họa nhiều tác phẩm hư cấu hoặc phi hư cấu, nhưng Hành trình sáng tạo chữ Quốc ngữlà cuốn sách đầu tiên tôi minh họa cho thể loại bán hư cấu, nghĩa là tôi được tưởng tượng ra không gian và nhân vật. Song việc tưởng tượng ấy không được rời xa những dữ liệu thực tế, ở đây là những dữ liệu liên quan đến việc sáng tạo chữ Quốc ngữ, với những nhân vật hoàn toàn có thật là cha Đắc Lộ cùng các thừa sai người phương Tây trong không khí của Việt Nam thế kỉ 17.
Công việc minh họa một tác phẩm bán hư cấu giống như "tự do trong khuôn khổ": họa sĩ có thẩm quyền dựng lên, thêm thắt một số tình tiết, hư cấu thêm các nhân vật phụ, nhưng không có quyền quyết định số phận của nhân vật chính và kết cục của câu chuyện.
Họa sĩ Tạ Huy Long
Có thể hiểu, công việc minh họa một tác phẩm bán hư cấu giống như "tự do trong khuôn khổ" : họa sĩ có thẩm quyền dựng lên, thêm thắt một số tình tiết, hư cấu thêm các nhân vật phụ, nhưng không có quyền quyết định số phận của nhân vật chính và kết cục của câu chuyện.
Đây là trải nghiệm rất thú vị đối với bản thân tôi: Lần đầu tiên tôi chuyển thể những kiến thức hàn lâm vốn chỉ có trong kho lưu trữ hay những công trình khoa học công phu hàng nghìn trang thành những xuất bản phẩm thân thiện, để đông đảo bạn đọc phổ thông, đặc biệt là trẻ em đọc, xem, hiểu, suy nghĩ và cảm thông với các nhân vật và với các nhà nghiên cứu. Quá trình tìm kiếm tư liệu giúp tôi được sống với một giai đoạn lịch sử đặc biệt của đất nước: thời kì Trịnh Nguyễn phân tranh.
- Anh đã khắc họa nhân vật, địa danh như thế nào để tái hiện bầu không khí lịch sử thời đó trong cuốn sách?
- Họa sĩ Tạ Huy Long:Điều thôi thúc tôi nhất là tôi muốn biết những người phương Tây đầu tiên nghĩ gì khi đặt chân trên xứ ta cách đây hơn 400 năm. Thông qua nhân vật cha Đắc Lộ, tôi muốn họ sống lại và kể lại câu chuyện của họ khi họ đến nước ta, trong bối cảnh đời sống xã hội có những biến động lớn là sự phân chia ranh giới giữa Đàng Trong và Đàng ngoài… Tôi muốn biết điều gì thôi thúc họ vượt nghìn trùng đến một xứ sở xa xôi.
Điều may mắn là nhiều thừa sai, bao gồm cả Đắc Lộ, đã ghi chép lại cảm nhận cá nhân của họ cùng những mô tả bối cảnh nước ta thế kỉ 17. Tư liệu hình ảnh trực tiếp thì không có, nhưng tư liệu gián tiếp thì có nhiều. Đó là những cơ sở để chúng tôi xây dựng bối cảnh và các lời thoại.
Có bối cảnh thì mới có thể quyết định được việc xây dựng các nhân vật như thế nào. Cho nên ở giai đoạn đầu, cả ba chúng tôi - tác giả Kiều Ly, biên tập viên Thanh Thủy và tôi - phải thống nhất cốt truyện, đưa ra vài phong cách để thể hiện - một cuốn sách bán hư cấu nhưng dựa trên cơ sở và dữ liệu có thật, cân đối các tình tiết để chuyển thể thành hình ảnh. Giai đoạn sau khó hơn, làm sao nhân vật cha Đắc Lộ "sống được", nghĩa là phải dựng lên những hoạt cảnh, nơi ông đi lại, ăn uống, cảm khái, u buồn…
- Đối với anh, đâu là thách thức lớn nhất trong quá trình thực hiện cuốn sách?
- Họa sĩ Tạ Huy Long:Hình ảnh cha Đắc Lộ truyền đạo cho giáo dân bản xứ thuở sơ khai là khó nhất vì không có nhiều tư liệu. May thay, Kiều Ly tìm được một số hình ảnh minh họa có cùng chủ đề ở một số nước trong khu vực. Từ đó suy ra, cộng với ghi chép mà cha Đắc Lộ để lại giúp tôi dễ hình dung.
Giai đoạn hoàn thiện luôn gặp nhiều khó khăn và phải chỉnh sửa nhiều. Có những vấn đề tưởng chừng là đơn giản và ít ảnh hưởng đến cấu trúc của câu chuyện thì lại là vấn đề lớn. Kha khá minh họa phải vẽ lại.
Chẳng hạn, chỉ một chi tiết các giáo sĩ dòng Tên không đeo thắt lưng bằng thừng mà đeo thắt lưng bằng vải mà tôi đã phải sửa lại vài chục tranh. Hay việc hồi thế kỉ 17, ngôn ngữ (từ ngữ, cách nói) của người Việt, đặc biệt là giáo dân sẽ không hoàn toàn giống như hiện nay. Chúng tôi đã phải cân nhắc việc sử dụng một số từ ngữ cổ hoặc một số từ ngữ của giáo dân nhưng không quá xa lạ để bạn đọc hiện nay vẫn có thể tiếp nhận được. Việc này Thủy và Ly làm rất tốt.
Hành trình sáng tạo chữ Quốc ngữđược đề xuất trao giải tại Giải thưởng Sách Quốc gia lần thứ 7 năm 2024.
Lễ trao Giải thưởng Sách Quốc gialần thứ VII (2024) được tổ chức vào 20h ngày 29/11/2024 tại Nhà hát Lớn (Hà Nội), truyền hình trực tiếp trên VTV1. Đơn vị tài trợ: Vingroup, Vietcombank, Vietinbank, BIDV, Agribank.
很赞哦!(7)
相关文章
- Truyện Nữ Vương Đồng Nát Ở Tinh Tế
- Nhận định, soi kèo Sarmiento Junin vs Talleres Cordoba, 5h ngày 7/7
- Soi kèo góc Leverkusen vs Stuttgart, 02h30 ngày 2/11
- Soi kèo góc Arsenal vs Liverpool, 23h30 ngày 27/10
- MU hạ đẹp Arsenal, Solskjaer réo gọi Ronaldo
- Soi kèo góc Bournemouth vs Man City, 22h00 ngày 2/11
- Quang Hải không ra sân, ĐT Việt Nam thất bại 0
- Cuộc hội ngộ màn ảnh bất ngờ giữa NSND Thu Hà và vợ chồng NSND Thu Quế
- Tự chữa táo bón tại nhà, bé trai 4 tuổi nguy kịch
- Brad Pitt và George Clooney tái ngộ sau 16 năm, cùng làm nghề 'dọn dẹp' xác chết
热门文章
站长推荐
Cách đây hai tháng, liên doanh Maruti Suzuki đã cho ra mắt mẫu xe mới, tuân thủ các chỉ tiêu kiểm tra sự cố và an toàn, cùng với các chỉ tiêu phát thải BS6. Nhưng không giống như mô hình trước đó, bản facelift của Alto không cung cấp biến thể CNG khi ra mắt.
Để bổ sung khiếm khuyết này, mới đây, Maruti Suzuki đã giới thiệu CNG trên các biến thể LXi và LXi (O) với thông số kỹ thuật và định giá lần lượt là 4,11 lakh (khoảng gần 138 triệu đồng) và 4,14 lakh (khoảng gần 139 triệu đồng); tăng khoảng 60.000 Rupee (tương đương 20 triệu đồng) so với biến thể Alto chạy bằng xăng.Suzuki Alto CNG vừa ra mắt tại thị trường Ấn Độ. Trong khi hãng vẫn chưa tiết lộ cụ thể về chi tiết kỹ thuật song phiên bản tương thích BS4 của động cơ 796cc đã tạo ra 41 mã lực và 60Nm mô-men xoắn trên CNG (48 mã lực và 69Nm trên xăng).
Về thiết bị, không có sự khác biệt nào giữa các mẫu xăng Alto và CNG. Chúng đi kèm với tay lái trợ lực, điều hòa không khí, cửa sổ điện phía trước, điểm nhấn nội thất màu bạc, dây an toàn phía sau có thể thu vào, khóa trẻ em phía sau, khởi động từ xa và mở nắp nhiên liệu, tay cầm và gương màu. Ngoài ra, biến thể LXi (O) còn có thêm một túi khí.
Tuy nhiên, hiện vẫn chưa có tin tức nào về việc Maruti Suzuki sẽ nâng cấp “anh chị em” của Alto, Alt K10, nhằm đáp ứng các tiêu chuẩn thử nghiệm va chạm mới của Ấn Độ, mặc dù hãng đã giới thiệu một chiếc Alto K10 với bộ an toàn bắt buộc bổ sung, đảm bảo rằng mẫu này có thể được sản xuất cho đến thời hạn ngày 1/10 tới đây.
Phương Anh (Theo Autocarindia)Loạt xe sang bị triệu hồi ở Việt Nam những ngày qua
Những ngày qua thông tin nhiều mẫu xe sang, xe hot ở Việt Nam dính án triệu hồi khiến người tiêu dùng không khỏi hoang mang.
">Ô tô Suzuki mới giá chỉ 138 triệu
HLV Troussier đề cập tới tương lai sau trận thua của Việt Nam trước Indonesia
Nhận định, soi kèo Brest Stade U19 vs PSV Eindhoven U19, 20h00 ngày 10/12: Bất phân thắng bại
Nhận định, soi kèo Qaradag Lokbatan vs FK MOIK Baku, 17h00 ngày 11/12: Lịch sử gọi tên
Thầy nói chưa hết mà cả lớp đã vỗ tay rần rần. Nghe nói mình sắp sữa trở thành người lớn, đứa nào cũng khoái. Tôi cũng vậy. Thầy còn nói nhiều nhưng tôi chẳng nhớ gì ngoài khoản "người lớn" đó.
Về nhà, tôi khoe ngay với thằng Tin, em tôi. Tôi vỗ vai nó, lên giọng :- Tao năm nay là người lớn rồi đó nghe mày !Thầy Dân nói là chúng tôi chuẩn bị làm người lớn thôi nhưng tôi cứ muốn làm người lớn ngay cho oai.
Thằng Tin là chúa hay cãi. Không bao giờ nói đồng ý với tôi một điều gì. Lần này cũng vậy, nó nheo mắt :
- Anh mà là người lớn ?
- Chớ gì nữa !
- Người lớn sao không có râu ?
- Tao cần quái gì râu !
Thằng Tin cười hì hì :- Vậy thì anh cũng vẫn còn là trẻ con giống như em thôi.
Tôi "xì" một tiếng :
- Mày làm sao giống tao được, đừng có dóc ! Chính thầy Dân nói tụi tao là người lớn nè ! Bởi vì chương trình lớp tám cái gì cũng khó hết, học hết cơm hết gạo chưa chắc đã hiểu.
Thằng Tin nhìn tôi với vẻ nghi ngờ :- Khó dữ vậy hả ?
Tôi nghiêm mặt :
- Bộ tao nói chơi với mày sao ! Người ta soạn cho người lớn học mà lại.
Thằng Tin ngẫm nghĩ một hồi rồi nói :
- Như vậy, sang năm em cũng là ngươì lớn, em học lớp tám.
Tôi rụt vai :
- Mày không bao giờ trở thành người lớn được đâu. Người lớn không ai mang tên Tin cả, chỉ có trẻ con mới đặt tên Tin thôi.
Số là khi má tôi sinh thằng Tin, ba tôi đi công tác xa nên nhờ chú Thảo cạnh nhà làm khai sinh dùm. Giấy chứng sinh của bệnh viện ghi đúng là Phan Thanh Tân nhưng không hiểu sao giấy khai sinh của phòng hộ tịch do chú Thảo đem về lại biến thành Phan Thanh Tin. Từ đó, mọi người gọi em tôi là thằng cu Tin. Còn đám bạn cùng xóm thường bắt chước tiếng còi xe "tin, tin" để chọc nó. Thằng Tin ức cái tên mình lắm. Nghe tôi chê, nó phồng má :
- Lớn lên em sẽ đổi tên lại chớ lo gì.
- Thì khi nào mày đổi được tên rồi hẵn tính.
Nói xong, tôi quay đi. Còn thằng Tin thì hét tướng lên :
- Anh là người lớn thì nhớ đừng có giành ăn với em nữa nghe không ?
Tôi không thèm trả lời nó, bỏ đi một mạch.
Trở thành người lớn chưa hẳn là điều hay. Sáng nay, tôi bỗng nhận ra điều đó.
Thường theo thói quen, vào đầu năm học mới, chúng tôi ai nấy đều ngồi đúng vào vị trí của mình năm ngoái. Hôm khai trường, ngay sau khi bốn tiếng trống báo hiệu kết thúc buổi lễ ở sân cờ, chúng tôi ba chân bốn cẳng chạy uà về lớp, chen nhau vaò cửa, la hét chí chóe. Những đứa chuyên nghịch phá như thằng Tú, thằng Thành thì nhảy phóc ngay qua cửa sổ, đi trên bàn rầm rầm chớ không thèm chen nhau như bọn tôi.
Cuối cùng rồi ai cũng về chổ nấy. Tôi ngồi ở bàn đầu ngay cạnh thằng Bảy, kế bên là nhỏ Phương, nhỏ Vân rồi thằng Minh, y như năm ngoái.Sau khi ổn định chổ ngồi, tôi quay đầu hẳn ra sau, quan sát. Lớp tôi không đông đủ như năm ngoái. Một số đứa ở lại lớp Bảy. Một số đứa chuyển sang trường khác. Bù vào đó là những gương mặt mới. Có ít nhất là mười học sinh lớp tám năm ngoái lưu ban. Ngoài ra còn có các học sinh ở các lớp 7A1, 7A3 lên, không hiểu sao lại lọt vào lớp chúng tôi. Tuy nhiên hầu hết vẫn là học sinh lớp 7A2, tức là lớp chúng tôi cũ.
Không khí đầu năm học thật là vui nhộn. Tụi bạn thi nhau kể về những chuyến đi xa, những trò hấp dẫn trong ba tháng hè. Lớp học cứ huyên náo cả lên.
Tôi hỏi thằng Bảy :- Hè vừa rồi mày có đi chơi đâu không ?
Mặt nó buồn xo :
- Chân cẳng tao vầy mà đi đâu ! Tao chỉ ở nhà trông em thôi.
Nghe nó nói vậy, tôi không hỏi nữa, sợ nó thêm rầu.
Số là chân phải của Bảy bị tật từ nhỏ, cái chân cong vòng ra đằng sau một cách bất thường. Khi đi lại, nó phải dùng hai cây gỗ làm gậy chống. Bảy tính hiền nhưng thỉnh thoảng cũng nổi cộc. Năm lớp sáu, thằng Thành chọc nó bị nó phang một gậy thiếu điều té ngửa.
Nhà Bảy ở gần nhà tôi. Nó có hai đứa em là thằng Hường và nhỏ Loan. Ba nó đạp xe ba gác còn má nó bán bánh kẹo ngay trước nhà. Một cái kệ gỗ nhỏ trên bày dăm ba lọ bánh kẹo xanh đỏ kèm với mớ đồ chơi bằng nhựa, đó là cả gian hàng của má nó. Bảy đi học buổi sáng, còn buổi chiều phải vừa ngồi bán kẹo vừa trông hai đứa em á nó nấu nướng, giặt giũ nên nó rất bận. Khi rảnh nó thường chạy qua nhà tôi mượn sách. Nó đọc toàn là sách tình báo với sách vụ án. Nó rất mê những câu chuyện ly kỳ, hấp dẫn, hồi hộp. Nhờ vậy mà nó nổi tiếng trong toàn trường. Số là năm ngoái, khi học loại văn tường thuật, cô Thanh ra đề "Em hãy tường thuật buổi lễ khai trường mà em đã tham dự". Bài tập làm văn của Bảy nhập đề như sau : "Vào một buổi sáng tinh mơ, đường phố tĩnh mịch, không có một tiếng động. Bỗng từ góc phố thấp thoáng một bóng đen khả nghi. Bóng người đó im lặng rảo bước trên vỉa hè, tiến về phía cổng trường. Té ra đó là bác chủ tịch hội cha mẹ học sinh. Bác đến trường để dự lễ khai giảng năm học...".
Khi cô Thanh đọc bài của nó lên, cả lớp ôm bụng cười bò. Qua hôm sau là cả trường đều biết. Từ đó tụi bạn thường gọi nó là Bảy-điệp-viên. Vậy mà Bảy vẫn chưa chừa hẳn cái tật đó. Bài văn nào của nó cũng "thình lình", "đột ngột" hoặc "thoáng một cái", "chớp một cái", nghe bắt đứng tim. Văn nó buồn cười vậy mà toán thì hết sẩy. Không biết nó học hành cách sao mà bài tập toán của nó hết 9 lại đến 10, không bao giờ bị điểm 8. Tôi vốn dốt toán nhưng nhờ từ năm lớp sáu đến giờ luôn luôn ngồi cạnh Bảy nên cũng không bị xếp loại yếu. Ai chớ thằng Bảy thì nó cho tôi cóp-pi thả dàn.
Khi cô Thanh đọc bài của nó lên, cả lớp ôm bụng cười bò. Qua hôm sau là cả trường đều biết. Từ đó tụi bạn thường gọi nó là Bảy-điệp-viên. Vậy mà Bảy vẫn chưa chừa hẳn cái tật đó. Bài văn nào của nó cũng "thình lình", "đột ngột" hoặc "thoáng một cái", "chớp một cái", nghe bắt đứng tim. Văn nó buồn cười vậy mà toán thì hết sẩy. Không biết nó học hành cách sao mà bài tập toán của nó hết 9 lại đến 10, không bao giờ bị điểm 8. Tôi vốn dốt toán nhưng nhờ từ năm lớp sáu đến giờ luôn luôn ngồi cạnh Bảy nên cũng không bị xếp loại yếu. Ai chớ thằng Bảy thì nó cho tôi cóp-pi thả dàn.
Cũng vì vậy mà tôi không thèm học toán nên đã kém lại càng kém. Tôi cứ đinh ninh là tôi và thằng Bảy sẽ "ăn đời ở kiếp" với nhau, hai đưá sẽ ngồi cạnh nhau hết lớp này đến lớp khác, cho đến khi lên đại học và trở thành bác sĩ, kỹ sư mới thôi.Ai dè sáng nay, thầy Dân kêu cả lớp sắp xếp lại chổ ngồi. Thầy bảo ngồi như hiện nay là lộn xộn, không hợp lý, em thấp ngồi sau, em cao ngồi trước, rồi có bàn toàn là con gái, không có một mống "nam nhi" nào.Nghe nói đổi chỗ, cả lớp nhao nhao như một cái chợ. Thầy Dân phải gõ tay lên bảng mấy lần, chúng nó mới chịu im. Nhưng chỉ có đám con gái mới yên lặng thực sự, tụi nó mà đã chơi với nhau thì cứ dính như keo, chẳng đứa nào chịu rời đứa bên cạnh cả. Còn đám con trai bàn dưới thì rục rà rục rịch, cứ muốn đổi lên bàn trên. Trừ thằng Thành và thằng Tú là hai chúa nghịch ra, còn thì đứa nào cũng muốn ngồi gần cửa ra vào cho sáng, nhìn bảng cho rõ và nghe thầy cô giảng bài cho "thủng".
Té ra lớp tôi hết phân nửa bị cận thị. Đứa nào cũng giơ tay :
- Thưa thầy, mắt em bị kém ạ. Em ngồi bàn dưới nhìn không rõ.
Lý do này có vẻ xác đáng. Nhưng thầy Dân không bị lừa. Thầy chỉ xếp những đứa nhỏ con lên bàn trên thôi. Còn những đứa khác, thầy bảo phải có giấy chứng nhận của bác sĩ. Thế là những tay cận thị giả vờ lập tức ỉu xìu.
Hễ có đứa dời lên bàn trên thì tất phải có đứa đổi xuống bàn dưới. Ác thay một trong những đứa được cả lớp nhất trí đề nghị "rời chổ" lại là tôi. Đứa to mồm nhất là thằng Chí ngồi ngay sau lưng tôi. Miệng nó ông ổng như thùng thiếc bể :
">Truyện Bàn Có Năm Chổ Ngồi
Những nẻo đường gần xa tập 4: Hùng giận em trai vì không nghe lời
Soi kèo góc Leverkusen vs Stuttgart, 02h30 ngày 2/11
Soi kèo góc Lecce vs Hellas Verona, 00h30 ngày 30/10